Tôm nước lợ đảo chiều tăng giá mạnh vào cuối năm

Tại Tiền Giang, ông Nguyễn Văn Thành, ở xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông cho biết, hiện nay thương lái thu mua tôm sú (TS) loại 40 con/kg với giá từ 180.000 - 200.000 đồng/kg, TS loại 30 con/kg giá từ 210.000 - 230.000 đồng/kg (tăng hơn 10.000 đồng/kg so với đầu tháng 11-2015).
Đối với tôm thẻ chân trắng (TTCT), giá tôm loại 100 con/kg tăng 20.000 đồng/kg với giá bán cho thương lái từ 102.000 - 105.000 đồng/kg, tôm loại 60 con/kg cũng có giá từ 120.000 - 125.000 đồng/kg (tăng 15.000 đồng/kg so với tháng trước).
Tại các tỉnh có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn vùng ĐBSCL là Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng… giá TS và TTCT các loại đã tăng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg trong hơn nửa tháng qua.
Hiện nay, TS loại 20 con/kg có giá từ 270.000 - 280.000 đồng/kg, TS 30 con/kg giá từ 200.000 - 225.000 đồng/kg; TTCT loại 100 con/kg có giá 100.000 đồng/kg, loại 75 con/kg có giá từ 112.000 - 118.000 đồng/kg.
Theo một số thương lái, giá tôm nước lợ tăng là do nhu cầu tôm nguyên liệu chế biến xuất khẩu dịp Noel và Tết Dương lịch tại thị trường Âu, Mỹ tăng, cộng với thị trường Trung Quốc nhập nhiều tôm Việt Nam.
Những doanh nghiệp không dám trữ tôm thời điểm giá thấp đang thiếu nguyên liệu nên phải nâng giá để đẩy mạnh thu gom tôm chế biến xuất khẩu.
Mặt khác, năm nay dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp, giá tôm nằm ở mức thấp trong thời gian dài nên nhiều hộ nuôi tôm vùng ĐBSCL không dám thả tôm vụ nghịch cuối năm, hoặc đầu tư cầm chừng, thả nuôi với mật độ thấp nên sản lượng tôm cung ứng cho thị trường giảm mạnh, góp phần làm cho giá TS và TTCT các loại tăng mạnh trở lại.
Với giá bán tôm nước lợ hiện nay, ước tính nông dân nuôi TS có lợi nhuận từ 400 - 450 triệu đồng/ha sau 4 - 4,5 tháng nuôi (năng suất bình quân 5 tấn/ha), còn nuôi TTCT có lợi nhuận từ 300 - 400 triệu đồng/ha sau 2,5 - 3 tháng nuôi (năng suất bình quân 10 tấn/ha).
Tuy nhiên, do vụ tôm cuối năm là vụ nghịch nên không có nhiều nông dân nuôi tôm được hưởng lợi từ giá tôm cao hiện nay.
Được biết, toàn tỉnh hiện chỉ còn khoảng 270 ha tôm nuôi thâm canh, bán thâm canh chưa thu hoạch.
Related news

Trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP)", do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, tỉnh Tiền Giang đầu tư hơn 3,7 tỉ đồng để hỗ trợ các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thay thế các giống cây ăn quả cũ, già cỗi bằng các giống cây ăn quả chất lượng, nhằm tạo sản phẩm nông sản an toàn phục vụ nhu xuất khẩu.

Cứ nhắc đến con tôm sú, nhiều người nuôi tôm ở xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong) vẫn còn hãi hùng khi bao nhiêu vốn liếng cứ đội nón ra đi. Người vỡ nợ không phải là ít khi dịch bệnh trên tôm sú cứ xảy ra liên miên. Khi TTCT xuất hiện ở tỉnh Bình Thuận vào năm 2005, dân nuôi tôm như bắt được phao sau một thời gian dài "thoi thóp"

Cục Chăn nuôi kiến nghị, cần có hỗ trợ để khôi phục cho những người chăn nuôi như không cắt điện khu vực chăn nuôi trang trại tập trung, hỗ trợ tín dụng để duy trì đàn...

Thời gian qua, trên một số trang báo điện tử đưa tin Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện “Trifluralin trong cá điêu hồng” tại chợ đầu mối Bình Điền trước và sau Tết Nguyên Đán 2012... gây ra dư luận hoang mang cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh cá.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Giang, toàn tỉnh hiện có gần 800 ha vải bị bọ xít gây hại (mật độ bình quân 2 - 3 con/cành, chỗ cao 7 con/cành).