Nâng cao năng suất chất lượng ngành thủy sản
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế tỉnh thì hoạt động nâng cao năng suất chất lượng (NSCL) sản phẩm hàng hóa ngành thủy sản đóng vai trò rất quan trọng.
Sản phẩm thủy, hải sản của tỉnh được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới Nhằm triển khai Quyết định số 712/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/12/2011 hiệu quả, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 1927/QĐ-UBND phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015”.
Dự án nhằm hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật; các hệ thống quản lý chất lượng; các công cụ cải tiến NSCL; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất; phát triển nguồn lực cho các doanh nghiệp.
Mục tiêu của dự án: Nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh lên 25% vào năm 2015 và 30% vào các năm tiếp theo.
Đến năm 2015 có 30% diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng năng suất bình quân từ 400 kg/ha/vụ lên 440 kg/ha/vụ; 30% doanh nghiệp sản xuất tôm giống áp dụng quy trình sản xuất con giống chất lượng cao; giảm thất thoát sau thu hoạch trong lĩnh vực khai thác thủy sản từ 20% xuống còn 15% năm 2015 và 10% vào năm 2020.
Sau 4 năm thực hiện, tỉnh đã triển khai thực hiện 44 dự án thành phần.
Cụ thể: Chi cục Tiêu chuẩn- Đo lường- Chất lượng (TCĐLCL) tỉnh phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 3, tổ chức khóa đào tạo kỹ thuật tư vấn NSCL cho nhóm chuyên gia 23 người của các sở, ban ngành và doanh nghiệp trong tỉnh; tổ chức tập huấn giới thiệu các hệ thống quản lý, các công cụ cải tiến NSCL cho 60 người.
Tỉnh cũng đầu tư tổ chức đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước; tăng cường năng lực trang thiết bị và nhân lực tập trung cho phòng thử nghiệm.
Đến nay, tỉnh đã thực hiện 19 dự án thành phần nuôi tôm công nghiệp với các công nghệ như: Semi-biofloc, VietGAP, lót bạt đáy ao, nuôi tôm kết hợp cá rô phi, nuôi tôm nước xanh tuần hoàn, ứng dụng men vi sinh trong nuôi tôm… Kết quả, các dự án đạt năng suất cao và được nhân rộng cho người dân trong vùng dự án và trên địa bàn tỉnh.
Triển khai dự án tiết kiệm năng lượng cho 2 nhà máy chế biến thủy sản, kết quả đã tiết kiệm được 2% điện năng tiêu thụ.
Mặc dù mức tiết kiệm chưa cao nhưng đã hình thành văn hóa tiết kiệm năng lượng trong doanh nghiệp.
Ở lĩnh vực đánh bắt xa bờ, đã triển khai 2 dự án ứng dụng lưới rê hỗn hợp với 5 doanh nghiệp tham gia.
Kết quả năng suất đã cao hơn, từ 30 - 45% so với sử dụng lưới rê truyền thống.
Trong bảo quản sản phẩm sau khai thác, dự án cũng đã triển khai ứng dụng vật liệu Polyurethane (PU) với 10 doanh nghiệp tham gia.
Kết quả, lượng nước đá sử dụng ít hơn từ 5 - 10% so với trước, thời gian đánh bắt kéo dài hơn, lượng thủy sản hư hỏng giảm từ 5 - 10%, tăng 10 - 15% lợi nhuận.
Tỉnh cũng triển khai được 16 dự án nuôi tôm sú quảng canh cải tiến (ứng dụng chế phẩm sinh học) với diện tích 394 ha và có 270 hộ dân tham gia.
Hầu hết các hộ dân tham gia đã nắm bắt được các quy trình mới.
Dự án cũng hỗ trợ nâng cao chất lượng tôm sú giống; hỗ trợ doanh nghiệp thu mua, sơ chế tôm nguyên liệu đạt các tiêu chuẩn của quy phạm sản xuất theo GMP, SSOP, HACCP.
Để triển khai thực hiện tốt dự án nâng cao NSCL giai đoạn 2016 - 2020, Chi cục TCĐLCL tỉnh Cà Mau kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục TCĐLCL tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm nước ngoài về các hoạt động liên quan đến NSCL.
Đồng thời, các bộ, ngành cần thống nhất, thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động công nhận phòng thử nghiệm.
Related news
Theo đó, xuất khẩu cả nước ước đạt 6,2 tỉ USD, nhập khẩu ước đạt 6,63 tỉ USD. Trong đó, hai nhóm hàng dệt may và điện thoại, linh kiện điện thoại vẫn là nhóm hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đạt lần lượt 981 triệu USD và 880 triệu USD. Về nhập khẩu, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tiếp tục là nhóm dẫn đầu kim ngạch nhập khẩu với tổng hơn 1 tỉ USD.
Đó là ý kiến được TS Nguyễn Đức Thành, giám đốc Viện Nghiên cứu chính sách kinh tế, đưa ra tại hội thảo cấu trúc ngành lúa gạo và lợi ích của người sản xuất nhỏ ở VN do Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) chủ trì tổ chức hôm 21-10.
Việc quy định nước thải chăn nuôi bắt buộc phải đạt loại A không chỉ vấp phải sự phản đối của các doanh nghiệp mà còn từ phía các nhà quản lý, nhà khoa học.
Vào thời điểm này, mặc dù vụ SX muối ở Bình Định đã kết thúc, nhưng những địa phương có nhiều ruộng muối như các xã Phước Thuận (Tuy Phước), Cát Minh, Cát Khánh (Phù Cát), Mỹ Thành, Mỹ Cát, Mỹ Chánh (Phù Mỹ)…vẫn còn tồn nhiều đống muối to đùng vì tiêu thụ không được.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 tại cuộc họp lần thứ 7 của Ban Chỉ đạo.