Kỹ Thuật Trồng Chuối Phủ Bạt
Trồng chuối phủ bạt là biện pháp kỹ thuật mới, sử dụng màng phủ nông nghiệp (bạt plastic, sử dụng 6 cuộn khổ 1,2m x 400m/ha) hạn chế được rệp truyền virus cho cây, hạn chế cỏ dại, ổn định nhiệt độ đất, giữ được độ ẩm đất, khi mưa tránh cho đất bị xói mòn gây tổn thương bộ rễ và phân bị rửa trôi...
I. Chuẩn bị đất trồng- Cây chuối thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng trồng chuối thâm canh nên chọn những vùng đất bằng phẳng, tưới tiêu chủ động, pH thích hợp 6-7,5.
- Làm đất: Đất tơi xốp, sạch cỏ dại, bằng phẳng, xử lý vôi trước lần làm đất cuối cùng sau đó cày vùi trước khi đào hố trồng 2 tuần.
II. Kỹ thuật trồng
1. Thời vụ, mật độ, khoảng cách:
- Thời vụ: Chuối có thể trồng quanh năm, tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa.- Mật độ: 2.000 cây/ha. Khoảng cách: 2,5m x 2m.
- Chọn cây giống: Chọn cây con trên cây mẹ đã có buồng, khỏe mạnh. Cây con cao 1,2 – 1,5m, củ chuối lớn, có lá bàng, không sâu bệnh. Gọt bỏ hết rễ trên củ, cắt 2/3 lá xòe, giữ nguyên lá cuốn. Lấy giống từ chuối nuôi cấy mô sạch bệnh.
2. Đào hố, bón lót và phủ bạt:- Đất cày sâu 0,4-0,5m, lên luống rộng 1m, cao 20-30cm, căn cứ khoảng cách cây cách cây để đào hố.
- Đào hố: Để riêng lớp đất mặt, đào hố sâu 40-50 cm, rộng 50-60cm.- Bón lót: Phân chuồng hoai mục 10-15kg + 0,3 kg lân supe + 0,1 kg KCl.
Trộn đều các loại phân với lớp đất mặt rồi lấp hố. Tiến hành phủ bạt, dùng ghim tre hoặc đất chèn hai bên mí bạt.
3. Cách trồng:Khoét bạt theo khoảng cách cây cách cây 2m, dùng xẻng tạo 1 lỗ sâu hơn củ chuối 10-15cm, sau đó đặt cây vào giữa hố trồng và lấp đất vừa quá cổ gốc chuối, ém đất quanh gốc. Sau khi trồng cần tưới nước, giữ ẩm cho chuối.
Khi trồng quay sẹo củ của cây (mặt cắt cây giống khi tách ra khỏi cây mẹ) về một hướng để chuối trổ buồng về một phía dễ chăm sóc., thu hoạch.
III. Chăm sóc:
- Trồng dặm: Sau trồng 1 tháng nên dặm lại những cây đã chết hay còi cọc ...
- Bón phân:Liều lượng bón/ha: 600-800kg urê, 500-800 kg kali (1 gốc: 0,3-0,4 kg urê; 0,25-0,4 kg kali).
- Bón thúc: Chia làm 2 đợt bón như sau:
+ Đợt 1 (sau khi trồng 1,5-2 tháng): ½ urê + ½ kali.+ Đợt 2 (trước khi chuối trỗ buồng 2 tháng): ½ urê + ½ kali.
- Cách bón: Cuốc rãnh sâu (20-25 cm) 2 bên mí bạt, bón phân, đảo đều đất, lắp bằng.
Tỉa cây con:Thường xuyên tỉa định cây con để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, giảm sâu bệnh gây hại vườn chuối, thường để 1cây mẹ và 2 cây con.
Bẻ bắp chuối: Cắt bỏ hoa đực (bắp chuối) vào buổi trưa khi chuối được 8-12 nải. Dùng một nắm lân trộn với đất bịt vết cắt ngăn chặn tình trạng chảy nhựa.
Chống buồng: Dùng cọc chống buồng quả, kết hợp với “bó giò” thân cây bằng lạt dài hoặc dây nilon.
Bao buồng: Mục đích hạn chế sâu, bệnh hại, giữ cho trái đẹp. Có thể dùng bao chuyên dùng (Trung Quốc) hoặc bao nilon trắng (xanh) thủng 2 đầu lồng vào buồng chuối, buộc chặt phần đầu trên vào cuống buồng, đầu dưới để hở tự nhiên (nếu buộc kín quả sẽ bị thối).
IV. Phòng trừ sâu bệnh:
1. Sùng đục củ:- Làm cho củ thối, cây sinh trưởng kém, buồng nhỏ, trái còi cọc.
- Phòng trị: Thường xuyên vệ sinh vườn chuối, sử dụng Furadan, Regent 0,3G, hoặc Basudin rải vào gốc, hoặc chẻ đôi thân chuối úp quanh gốc để bắt thành trùng.
2. Sâu cuốn lá: Ngắt bỏ lá bị sâu cuốn, giết sâu bằng tay.
3. Bệnh đốm lá:- Sigatoka vàng và Sigatoka đen gây hại trên lá tạo hình bầu dục màu nâu có bệnh màu sậm hơn và xuất hiện mặt dưới lá. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa, làm buồng chuối nhỏ ...
- Phòng trị: Không trồng chuối trên các chân đất chua. Đất trồng phải thoát nước tốt. Mật độ trồng phải thích hợp. Vệ sinh vườn chuối, cắt và đốt các lá bị bệnh. Phun Score, Benomyl từ 2-4 tuần/lần trong mùa mưa.
4. Bệnh héo rũ Panama:- Các lá già vị vàng trước rồi sau đó lan dần đến ngọn, vàng từ bìa lá lan vào gân chính. Cắt ngang thân thấy mạch dẫn có màu nâu đỏ.
- Phòng trị: Khử trùng chuối bằng Manzate, Ridomi trước khi trồng, đào bỏ các gốc chuối bị bệnh.
5. Bệnh chùn đọt:- Trên lá chuối có sọc xanh lợt ở cuống lá và phiến lá song song với các gân lá, lá mọc hơi đúng chứ không xỏe ngang. Bệnh lây lan trực tiếp qua cây giống, qua rầy mềm và tuyến trùng truyền virus từ cây này sang cây khác.
- Phòng trị: Huỷ bỏ cây bệnh, chọn cây giống sạch bệnh để phát hiện bệnh sớm kịp thời nhổ bỏ, chống lây lan.
V. Thu hoạch - bảo quản
Khi quả đã tròn cạnh, ruột vàng, độ già 85-90%.Chặt buồng dựng ngược, bảo quản nơi râm mát.
Related news
Đưa chúng tôi đi tham quan vườn chuối ngút ngàn màu xanh với những buồng trĩu nặng, anh Diệu vui vẻ chia sẻ, nhờ Hợp tác xã, cán bộ khuyến nông tư vấn và hỗ trợ kiến thức khoa học kỹ thuật, anh mạnh dạn đầu tư vốn để trồng chuối tiêu hồng. Vừa làm ,vừa rút kinh nghiệm đến nay anh đã nắm chắc kỹ thuật và xử lý được các đối tượng sâu bệnh trên cây trồng với điều kiện thời tiết bất thường.
Chuối tiêu hồng được Viện Nghiên cứu Rau quả nghiên cứu và tuyển chọn có chất lượng ngon, mùi thơm, màu đẹp, để lâu không bị nát nên thường được tiêu thụ vào dịp Tết Nguyên đán và xuất khẩu đem lại lợi ích kinh tế lớn. Tuy nhiên, cây chuối có nhu cầu dinh dưỡng cao nên sẽ làm đất nhanh bị bạc màu, cây nhanh bị tàn nếu không có chế độ phân bón đầy đủ và hợp lý
Năng suất chuối ở nước ta thấp, thiếu ổn định, phẩm chất quả không cao, vì chuối chưa được chú ý bón phân đầy đủ. Để cây chuối phát triển tốt và người trồng chuối có thể thu được hiệu quả kinh tế cao cần chú ý đầy đủ đến việc bón phân cho chuối.
Nguyên nhân gây bệnh: do loại côn trùng chích hút gây ra. Loại côn trùng này bám vào mặt lá, chích hút nhựa cây, làm lá cây bị rũ xuống. Sau khi loại côn trùng này xuất hiện và gây hại một thời gian, khoảng 5-7 ngày thì xuất hiện nấm phấn đen, lúc đầu chòm nhỏ, sau lan rộng cả bề mặt của lá cây.
Chuối làm chín theo phương pháp này có vỏ màu vàng đẹp, chất lượng ngon, không bị rụng cuống và có thời gian bảo quản lâu hơn so với chuối bằng phương pháp thông thường (rấm chín bằng đất đèn truyền thống).