Home / Cây công nghiệp / Cà phê

Drip protection - giải pháp tiên tiến trong tái canh cà phê

Drip protection - giải pháp tiên tiến trong tái canh cà phê
Author: Hồng Thủy
Publish date: Friday. April 19th, 2019

Ngày 27/3, tại TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Cty Bayer Việt Nam phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông - Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI) tổ chức hội thảo “Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật qua hệ thống tưới” (viết tắt: Giải pháp “Drip protection”).

Tiến sĩ Phạm Công Trí (Bìa trái) - Viện WASI chia sẻ giải pháp Drip Protection tại vườn cà phê thử nghiệm

Mục đích của hội thảo nhằm nâng cao kiến thức và giới thiệu các giải pháp kỹ thuật để hỗ trợ nông dân tái canh cà phê thành công cũng như góp phần hỗ trợ sự phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam.

Hội thảo có sự tham dự của đại diện Cục BVTV, Sở NN-PTNT các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai và Đăk Nông, cùng các đại biểu đến từ các bên liên quan trong ngành cà phê như các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp thu mua, nông dân…

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới nhưng ngành cà phê đang phải đối mặt với thách thức lớn là làm thế nào để tái canh cà phê thành công khi diện tích đất tái canh chiếm đến 20% tổng diện tích đất trồng cà phê. Với độ tuổi trung bình từ 25 – 30 năm, cây cà phê Việt Nam hiện đang bước vào giai đoạn lão hóa khiến năng suất có thể giảm từ 30% - 40%. Đây không chỉ là thách thức đối với người trồng cà phê mà còn liên quan đến việc phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam. 

Tại hội thảo, Tiến sĩ Phạm Công Trí - Viện WASI đã trình bày kết quả khảo nghiệm giải pháp “Drip Protection” cho thấy, 100% cây cà phê trồng lại thành công và tiết kiệm đáng kể thời gian tái canh (chỉ cần khoảng 02 năm tái canh là có thể thu hoạch vụ cà phê đầu tiên so với thời gian 04 năm trồng theo tập quán cũ của nông dân hiện nay). Tiến sĩ Phạm Công Trí đánh giá cao những kết quả mà các bên đã đạt được trong dự án khảo nghiệm giải pháp tái canh cà phê cũng như góp phần hỗ trợ sự phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam. Trên cơ sở đó, ông đề xuất nên thúc đẩy và chuyển giao giải pháp trên để mở rộng mô hình thành công này đến cộng đồng nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên.

Trong dịp này, các đại biểu được đến thăm vườn cà phê thử nghiệm giải pháp "Drip Protection" của nông dân Trần Văn Nhiên ở xã Quảng Hiệp, huyện Cư M'Gar, tỉnh Đắk Lắk. Tại đây, ông Nhiên đã chia sẻ kinh nghiệm, thành công của việc trồng lại cà phê và phát triển giải pháp “Drip Protection” cho 250 cây cà phê; kết quả sau 20 tháng, 100% cây cà phê sống và tăng trưởng khỏe mạnh.

Hệ thống tưới nhỏ giọt tại vườn nông dân Trần Văn Nhiên, Quảng Hiệp, Cư M'Gar, Đắk Lắk

Được biết, “Drip Protection” là sự kết hợp giữa bộ giải pháp Bayer Much More Coffee và sản phẩm trị tuyến trùng sắp được giới thiệu ra thị trường là Velum của Bayer (giải pháp xuất sắc trong kiểm soát tuyến trùng hại rễ cây cà phê), được phát triển cho hệ thống tưới nhỏ giọt. Với hệ thống tưới nhỏ giọt, nước và các sản phẩm bảo vệ cây trồng sẽ được phân phối đều trên khắp các cánh đồng thông qua hệ thống ống tưới nhỏ giọt và được chuyển trực tiếp đến rễ của cây trồng. 

Ông Kohei Sakata, Tổng Giám đốc Bayer Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi cùng hợp tác vì một nền nông nghiệp bền vững như: có thực phẩm an toàn với giá cả hợp lý, bổ dưỡng và bền vững cho dân số ngày càng tăng là một trong những thách thức cấp bách nhất hiện nay. Nông dân trên khắp thế giới đang tìm kiếm cách thực hành nông nghiệp bền vững mới để tăng năng suất cây trồng và tiết kiệm nguồn tài nguyên cùng với bảo vệ môi trường. Bayer, Netafim và WASI đang hợp tác với nhau trong các sáng kiến khác nhau để trang bị cho nông dân các giải pháp và công cụ giúp họ đạt được điều đó cũng như góp phần hỗ trợ phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam”.


Related news

Phòng trừ sâu bệnh hại trong tái canh cây cà phê vối - Phần 1 Phòng trừ sâu bệnh hại trong tái canh cây cà phê vối - Phần 1

Bài viết này đề cập về kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại đối với cây cà phê vối. Việc phòng trừ sâu bệnh hại cho cây cà phê theo nguyên lý phòng trừ tổng hợp.

Thursday. February 21st, 2019
Phòng trừ sâu bệnh hại trong tái canh cây cà phê vối - Phần 2 Phòng trừ sâu bệnh hại trong tái canh cây cà phê vối - Phần 2

Việc phòng trừ sâu bệnh hại cho cây cà phê theo nguyên lý phòng trừ tổng hợp. Bài viết này đề cập về kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại đối với cây cà phê vối.

Thursday. February 21st, 2019
Sử dụng chế phẩm enzyme để nâng cao hiệu quả công nghệ chế biến ướt cà phê Sử dụng chế phẩm enzyme để nâng cao hiệu quả công nghệ chế biến ướt cà phê

Xát tươi theo phương pháp chế biến ướt hàng triệu tấn quả cà phê tươi để cho ra sản phẩm trên 1,2 triệu tấn cà phê nhân trở lên có chất lượng, phục vụ tốt

Thursday. February 21st, 2019