Nguyên Tắc Chăn Nuôi Gà An Toàn Sinh Học

Nguyên tắc cơ bản trong chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học là đàn gia cầm phải được nuôi trong một môi trường được bảo vệ, được chăm sóc tốt và tất cả mọi sự di chuyển ra vào trại, giữa các khu vực trong trại đều phải được kiểm soát. Vị trí xây dựng chuồng trại gia cầm an toàn phải xa khu dân cư, bệnh viện, trường học, chợ, v.v…, tránh xây trại ở những nơi gần sông, suối, kênh mương, bảo đảm có nước sạch thường xuyên.
* Các biện pháp thực hành nuôi gia cầm an toàn sinh học:
- Nuôi khép kín với từng trại (trong mỗi trại chỉ nuôi một giống gia cầm và cùng độ tuổi. Đối với gia cầm giống nên có các khu vực nuôi dành cho các lứa tuổi khác nhau);
- Kiểm soát dịch bệnh theo từng khu vực trong trại. Sử dụng con giống an toàn.
- Nuôi cách ly gia cầm mới nhập trại (trong trường hợp nuôi nhiều đàn, nhiều lứa).
- Phòng bệnh bằng vắc xin. Xét nghiệm định kỳ, giám sát sự lưu hành các loại mầm bệnh.
- Vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại trong thời gian nuôi và sau mỗi đợt nuôi.
- Xử lý chất thải (bằng bigogas hoặc ủ), tiêu hủy gia cầm ốm, chết.
- Kiểm soát chặt chẽ sự di chuyển ra vào trại.
Chống sự xâm nhập của động vật bên ngoài.
* Phương pháp phònh bệnh:
Bệnh phổ biến nhất đối với gà là bệnh viêm đường hô hấp. Biện pháp phòng bệnh này tốt nhất là tiêm phòng và tiêm nhắc lại theo định kỳ. Quan trọng hơn phải vệ sinh định kỳ trong chuồng trại, vì viêm đường hô hấp còn gọi là bệnh do ô nhiễm. Điều trị mà không có những biện pháp vệ sinh an toàn kèm theo thì bệnh vẫn tái phát, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa.
Related news

Trong cơ thể, vitamin B6 có tác dụng vận chuyển axit amin qua màng tế bào giúp cho việc tổng hợp protein và tổng hợp axit béo. Đồng thời còn chuyển hóa tryptophan, một loại axit amin thành axit nicotinic (Vitamin B3, PP).

Bệnh giun đũa ở gà do Ascaridia galli (Schrank, 1788) thuộc lớp giun tròn gây ra. Giun đũa gà là bệnh phổ biến xảy ra ở tất cả các lứa tuổi và khắp nơi trên thế giới.

Là bệnh truyền nhiễm lây lan mãn tính với tổn thương cục bộ ở da đầu do loại nấm Trichophyton gallinae gây ra. Bệnh còn có tên khác là Dermatomicosis, mào trắng...

Bệnh mang tính chu kỳ rõ rệt phụ thuộc vào mùa sinh sản và phát triển của côn trùng hút máu truyền bệnh. Ở miền Bắc nước ta bệnh thường xuất hiện hàng năm vào cuối xuân, đầu hè.

Việc bảo vệ những con gà giống có giá trị (thuộc giống thuần và giống quý hiếm bảo tồn nguồn gen) sau khi dịch cúm gia cầm xảy ra là hết sức quan trọng. Các nhà khoa học thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam đã khuyến cáo bà con nông dân phương pháp sản xuất và bảo quản trứng gà giống đơn giản, rẻ tiền, dễ áp dụng, nhằm duy trì nguồn giống gia cầm.