Home / Cá nước ngọt / Cá rô đồng

Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đồng Trong Ao

Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đồng Trong Ao
Publish date: Friday. February 11th, 2011

Cá rô đồng là loài cá sống tự nhiên và rất phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cá sống được trong điều kiện môi trường nước xấu mà một số loài cá khác không thể sống được. Cá sinh sản cho số lượng trứng lớn, phẩm chất thịt ngon được nhiều người ưa thích, đặc biệt giá cả trên thị trường cao hơn nhiều loài cá khác nên đây là loài cá có giá trị kinh tế khá cao.

Ngoài tự nhiên, cá sống trong sông, rạch, ao, hồ …ngoài ra cá còn thể sống ở cửa sông lớn. Trong điều kiện nuôi cá rô đồng sống được tốt ở ao mương có diện tích nhỏ và nuôi với mật độ cao nhờ có cơ quan hô hấp trên mang sử dụng khí trời.

Khi chọn hình thức nuôi cá rô thương phẩm, xung quanh ao nên rào lưới để phòng cá đi, không nên chọn hình thức nuôi trong vèo vì cá rô đồng có một số đặc điểm không thích hợp với vèo lưới, nên sẽ không hiệu quả khi nuôi thương phẩm.

Một số biện pháp kỹ thuật khi nuôi cá rô đồng trong ao:

1/ Cải tạo ao nuôi:

- Nếu đào ao mới, cần phải rửa phèn 2-3 lần, sau đó bơm cạn nước rồi rãi vôi bột CaCO3 liều lượng 20 kg/100 m2. Phơi ao 2-3 ngày rồi cho nước vào đạt mức 1,5 m - 2 m.

- Nếu sử dụng ao cũ thì cần phải vệ sinh ao: Làm cỏ xung bờ, bơm cạn nước, vét lớp sình đáy chỉ chừa lại 10-20cm,  rồi rãi vôi bột CaCO3 liều lượng 15 kg/100 m2. Phơi ao 3-4 ngày rồi cho nước vào đạt mức 1,5 m - 2 m.

2/ Thả giống:

- Nên chọn chọn mua con giống ở những trại giống có uy tín, con giống có nguồn gốc sinh sản nhân tạo và phải được lọc bỏ cá nhỏ. Không nên sử  dụng con giống đánh bắt tự nhiên vì chất lượng sẽ không tốt.

- Mật độ nuôi: 50-60 con/m2 , cở cá giống khoảng 180-200 con/kg.

3/ Thức ăn:

Có thể sử dụng thức công nghiệp hoặc thức ăn tự chế (cá tạp + cám gạo). Cá rô đồng là loài cá ăn động vật nên để cá nuôi cần sử dụng thức ăn có độ đạm cao:

- Thức ăn công nghiệp: Sử dụng loại có độ đạm từ 25-30% trong suốt vụ nuôi.

- Thức ăn tự chế: 70-80% cá tạp + 20-30% cám gạo.

4/ Chăm sóc và phòng trị bệnh:

Cá rô là loài cá có khả năng chịu đựng cao với một số yếu tố môi trường nuôi, nên khi nuôi cá ở mật độ thưa cho ăn đầy đủ và quản lý tốt môi trường nước bằng cách thay nước định kỳ 2-3 ngày/lần thì hầu như cá không bị bệnh.


Related news

Về Sáng Kiến Nuôi Thâm Canh Cá Rô Đồng Trong Ao, Sử Dụng Hợp Lý Thức Ăn Về Sáng Kiến Nuôi Thâm Canh Cá Rô Đồng Trong Ao, Sử Dụng Hợp Lý Thức Ăn

Cá rô đồng là loài thuỷ sản nước ngọt rất phổ biến trong ao, hồ, đầm lầy, sông, ngòi, đồng ruộng ngập nước tự nhiên; là nguồn thực phẩm ưa thích của nhiều người.

Saturday. March 8th, 2014
Mô Hình Nuôi Cá Rô Đồng Thương Phẩm Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Đồng Thương Phẩm Hiệu Quả

Ông Phạm Văn Đông, sinh năm 1952, ở ấp Mỹ Tường B, xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Gia đình ông có 1.350m2 ao. Từ lúc được học lớp huấn luyện kỹ thuật sinh sản nhân tạo, ương nuôi cá rô đồng do Trung tâm khuyến ngư Tiền Giang tổ chức tháng 3/2007, ông bắt tay nuôi cá rô đồng.

Sunday. April 27th, 2014
Sinh Sản Nhân Tạo Cá Rô Đồng Với Tỷ Lệ Cá Cái Cao Sinh Sản Nhân Tạo Cá Rô Đồng Với Tỷ Lệ Cá Cái Cao

Cá rô đồng hiện đang được nuôi khá phổ biến ở ĐBSCL. Nguồn giống hiện nay chủ yếu do các trung tâm giống sử dụng phương pháp sinh sản nhân tạo cung cấp.

Sunday. April 27th, 2014
Tác nhân gây bệnh đen thân ở cá rô đồng nuôi thâm canh Tác nhân gây bệnh đen thân ở cá rô đồng nuôi thâm canh

Cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) là loài cá nước ngọt, phân bố rộng ở nhiều nước như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines…

Monday. November 9th, 2015
Kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng Kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng

Cá rô đồng Anabas testudineus phân bố ở các nước Nam Á và Đông Nam Á. Cá rô thường sống trong kinh rạch, đầm lầy, các ao tù.

Thursday. September 17th, 2015