Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Cá Rô Đồng
1. Bệnh do nấm thủy mi (nấm nước ở cá)
- Bệnh nấm thủy mi gây tác hại lớn đối với nhiều loài cá nuôi ở giai đoạn cá con, cá thịt và trứng cá. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và thời tiết lạnh khi nhiệt độ xuống thấp (18 - 200C), đặc biệt khi cá bị xây xát (do đánh bắt hoặc vận chuyển) hoặc do viêm nhiễm ngoài da (do bệnh ghẻ lở hoặc do ký sinh trùng ký sinh).
- Dấu hiệu bệnh lý : khi cá bị nấm thủy mi ký sinh, trên da cá xuất hiện vùng trắng xám tua tủa những sợi nấm nhỏ, mềm tạo thành những búi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường (để cá bệnh trong nước dễ quan sát hơn).
- Cách phòng trị : dùng xanh Malachite liều lượng 1 - 2 g/m3 nước tắm cho cá trong thời gian 30 phút hoặc liều lượng 0,1 - 0,2 g/m3 nước tắm cho cá trong 24 giờ. Cá bệnh được tắm liên tục trong 3 - 5 ngày hoặc dùng muối ăn liều lượng 2 - 3 kg/m3 nước tắm cá trong 24 giờ, tắm cá liên tục trong 3 - 5 ngày.
Để phòng bệnh nấm thủy mi, ao ương nuôi phải được tẩy dọn kỹ sau mỗi vụ nuôi. Khi cá bị xây xát cần phải tắm muối trước khi thả nuôi.
2. Bệnh lở loét
- Bệnh xuất hiện ở các loài cá lóc, rô đồng, cá trê, lươn, …
- Dấu hiệu bệnh lý : những dấu hiệu đầu tiên là cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động lờ đờ, bơi nhô đầu lên mặt nước, da cá xẫm lại, có vết mòn màu xám hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, các vây và đuôi. Những vết loét dần dần lan rộng thành những vết loét rộng, vẩy rụng, xuất huyết và viêm. Những con cá bệnh nặng các vết loét lõm sâu tới xương. Giải phẩu các cơ quan nội tạng hầu như không biến đổi.
- Cách phòng trị :
+ Dùng vôi tạt xuống ao với liều lượng 2 kg/100 m 3 , 2 tuần 1 lần.
+ Hoặc dùng muối ăn với liều lượng 2 - 3% tắm cho cá 5 - 15 phút.
+ Hoặc dùng thuốc tím với liều lượng 10 g/m3 tắm cho cá trong thời gian 10 - 30 phút.
+ Dùng kháng sinh có chứa Oxytetracyline, trộn vào thức ăn cho cá ăn liên tục 5 ngày.
Khuyến ngư Kiên Giang
Related news
Cá rô đồng nuôi theo hướng công nghiệp là một mô hình được nhiều hộ gia đình thuộc khu vực ĐBSCL nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng áp dụng. Vì loại hình vật nuôi này thường mang lại nguồn lợi nhuận khá cao và rủi ro về dịch bệnh không lớn. Nếu người nuôi am tường về con giống, áp dụng tốt kỹ thuật nuôi cũng như quy luật cung cầu cá thịt.
Bà Lại Thị Thương, sinh năm 1950, ngụ tại xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá rô đầu vuông bằng thức ăn công nghiệp thành công.
Cá rô đồng là loài thuỷ sản nước ngọt rất phổ biến trong ao, hồ, đầm lầy, sông, ngòi, đồng ruộng ngập nước tự nhiên; là nguồn thực phẩm ưa thích của nhiều người.
Ông Phạm Văn Đông, sinh năm 1952, ở ấp Mỹ Tường B, xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Gia đình ông có 1.350m2 ao. Từ lúc được học lớp huấn luyện kỹ thuật sinh sản nhân tạo, ương nuôi cá rô đồng do Trung tâm khuyến ngư Tiền Giang tổ chức tháng 3/2007, ông bắt tay nuôi cá rô đồng.
Cá rô đồng hiện đang được nuôi khá phổ biến ở ĐBSCL. Nguồn giống hiện nay chủ yếu do các trung tâm giống sử dụng phương pháp sinh sản nhân tạo cung cấp.