Kỹ Thuật Nuôi Cá Chình Trong Hồ Xi Măng
Anh Lê Phúc (38 tuổi), ở thôn Phò Nam, xã miền núi Hoà Bắc (Hoà Vang – TP. Đà Nẵng) có mô hình nuôi cá chình trong hồ xi măng thu lợi nhuận cao.
Ở miền Trung, cá chình bông có nhiều ở một số khe, suối trong khu vực núi rừng. Khi đến tuổi trưởng thành, sinh sản chúng lại xuôi theo các dòng sông ra tận ngoài biển để sinh đẻ. Cá chình bột mới sinh lại từ biển đi vào các cửa sông, ngược dòng chảy, ghềnh thác lên sinh sống tận đầu nguồn các dòng sông và trưởng thành ở đó.
Biết được cách di chuyển như vậy nên một số nhân dân trong vùng đánh bắt cá chình con để bán cho người nuôi. Cá chình con xuất hiện ở khe, suối nhiều vào khoảng sau mùa mưa, lụt hằng năm.
Đưa chúng tôi đi xem hồ cá, anh Phúc cho biết: Năm 2003, anh đầu tư gần 80 triệu để xây hồ xi măng rộng 400 m2, cao 2,2 mét, mực nước trong ao cao hơn 1 mét. Trên mặt nước thả khoảng 20% bèo Nhật Bản để làm mát nước. Dưới đáy ao, anh cho đặt những tảng đá chồng lên nhau, có khe hở để làm chỗ trú ẩn cho cá. Năm 2008, anh nuôi 200 con cá giống, trung bình mỗi con khoảng 2,5 lạng.
Sau khi nuôi 1 năm, con nặng nhất gần 1 kg, anh xuất bán tổng cộng được 60 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, lãi khoảng 40 triệu đồng. Tháng giêng 2009, anh nuôi 560 con, đến nay đã gần xuất bán. Hiện nay, cá chình bông thịt bán với giá 220.000 đồng/kg (cá dưới 1 kg) và 300.000 đồng/kg (cá trên 2 kg).
Thức ăn chủ yếu của cá chình là cá biển vụn, mua với giá 6.000 đồng/kg. Mỗi ngày anh Phúc cho ăn 1 lần vào lúc 18h với số lượng 15 kg cá vụn. Ngoài ra, trong ao còn nuôi một số cá rô phi để làm thức ăn cho cá. Thường xuyên bổ sung nước mới.
Related news
Ông Nguyễn Thanh Hùng là một trong những nông dân làm kinh tế giỏi của ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
Giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật nuôi cá chình trong ao để đạt tỷ lệ sống cao: xây dựng ao nuôi, chuẩn bị ao nuôi, chọn giống và thả giống, chăm sóc và quản lý, điều trị một số bệnh, thu hoạch.
Chạch Lấu là loài cá nước ngọt có thân mầu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục… Ở nước ta, loại cá này có nhiều tên gọi khác nhau: chạch lấu, chạch bông (Nam Bộ); chạch chấu, chạch làn (Trung Bộ và Bắc Bộ).
Sau gần một năm thực hiện, mô hình nuôi cá chạch của hộ bà Trần Thị Phúc, ngụ tại khóm 2, phường Tân Thành, thành phố Cà Mau đã thành công, mở ra hướng phát triển mới trong nghề nuôi trồng thủy sản.
Nuôi ghép chạch đồng và cua đồng trong ruộng lúa là một hướng đi mới khả quan, được nhiều người dân quan tâm do vốn đầu tư ít, dễ nuôi, hầu như không bị bệnh, thức ăn sẵn có trong tự nhiên.