Home / Cá nước ngọt / Cá tra, basa

Phần 1 - Những Điều Kiện Nuôi Cá Tra Và Basa Trong Bè

Phần 1 - Những Điều Kiện Nuôi Cá Tra Và Basa Trong Bè
Publish date: Tuesday. December 28th, 2010

NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI ĐỂ PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA VÀ BASA TRONG BÈ

- Chất lượng và dòng chảy của sông Tiền và sông Hậu (sông Cửu Long - ĐBSCL) thích hợp cho việc nuôi cá bè- Yếu tố thuận lợi về nguồn thức ăn, nguồn giống tự nhiên
- Kinh nghiệm nuôi bè được tích lũy qua nhiều năm của nhân dân địa phương.- Cá tra và cá basa cũng đã có được thị trường xuất khẩu với nhu cầu số lượng lớn.

I - ĐIỀU KIỆN THỦY VĂN VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC:

Lưu lượng: vào mùa mưa lũ, lưu lượng nước sông Cửu Long dao động từ 18.8000 m3/giây đến 48.700 m3/giây  (số liệu đo tại Phnôm Pênh - Campuchia), cao gấp 9-23 lần so với lưu lượng vào mùa khô.
Vận tốc dòng chảy: vào mùa lũ 0,5-0,6m/giây, ở mùa khô 0,1 - 0,2m/giây. Vận tốc nước chảy qua bè đặt gần bờ sẽ thấp hơn giá trị này. Từ bờ ra lòng sông khoảng 50m, người ta có thể đặt 2 -3  hàng bè nối nhau.Nhiệt độ: nước biến thiên không nhiều, cao nhất là 310C vào tháng 5 và tháng 10, thấp nhất 260C vào tháng giêng. Biên độ chênh lệch trong ngày khoảng 1,5 độ C, nhiệt độ trên tầng mặt cao hơn dưới đáy 2 - 30C
Độ trong và pH: trong mùa khô, độ trong của nước từ 40 - 60 cm và pH khoảng 7,5. Mùa mưa, độ trong chỉ 8-10cm và pH nước sông khá ổn định là đặc điểm rất có lợi cho đời sống của thủy sinh vật và cá.Độ cứng: dao động từ 2-5 độ (độ Đức), chủ yếu được hình thành trên cơ sở muối cacbonat canxi và thuộc dạng nước ít muối khoáng.
Các chất khí hòa tan: ở sông Tiền và sông Hậu nước tương đối thoáng sạch, dưỡng khí đầy đủ (4,3 - 9,7 mg/lít), hàm lượng khí cacbonic thấp (1,7 - 5,2mg/lít) nghĩa là nằm dưới giới hạn có hại đối với cá và sinh vật dưới nước. Ngoài ra không có các khí độc trong nước sông

II NGUỒN THỨC ĂN

Nuôi cá bè là hình thức nuôi công nghiệp, chủ động và có tính tập trung. Tại các khu vực nuôi bè cá tra và basa tập trung hiện nay (chủ yếu ở An Giang và Đồng Tháp) nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho cá rất phong phú. Khu vực tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác các loại nông sản và là nguồn cung cấp chủ yếu nguyên liệu nông sản để chế biến thức ăn cho cá nuôi bè (cám, tấm, đậu, bắp...) Một thuận lợi nữa là vào cuối mùa gió Tây - Nam hàng năm (sau đỉnh lũ) nước sông từ thượng nguồn đổ xiết về hạ lưu và mang về nguồn lợi cá tự nhiên rất dồi dào cả về số lượng lẫn chủng loại. Nhiều nhất là cá linh (Labeobarb siamensis) và nhiều loại cá tự nhiên khác. Ngoài nguồn cá tự nhiên nước ngọt, các loại cá tạp đánh bắt từ biển Rạch Giá được chuyển đến khu vực nuôi bè với đoạn đường ngắn, giá cả phù hợp và thường xuyên. Ngoài ra, điều kiện giao thông thủy và bộ thuận tiện cũng giúp cho việc vận chuyển nguyên vật liệu chế biến thức ăn cho cá được dễ dàng và kịp thời.

III. CÁ GIỐNG PHỤC VỤ CHO NGHỀ NUÔI:

Nhiều năm trước đây và cả đến khi nuôi cá bè thịnh hành và phát triển, con giống cung cấp cho nuôi trong bè chủ yếu được vớt từ thiên nhiên, trên sông Cửu Long. Các loài nuôi trong bè đều thuộc nhóm cá địa phương, sống trong sông và các thủy vực nước ngọt. Đa số chúng đều thích hợp với môi trường nước chảy.

Hàng năm vào mùa mưa, các bột các loài được vớt trên sông và ương nuôi trong ao, hầm thành cá giống và cung cấp cho các bè nuôi. Cá tra và basa cũng được vớt trên sông như các loài cá khác. Hàng năm có khoảng từ 200 - 500 triệu bột cá tra được vớt và ương nuôi, sau đó cá giống được chuyển đi bán cho người nuôi khắp các tỉnh Nam bộ và cho nuôi bè tại chỗ. Riêng cá basa thì hoàn toàn phải thu gom cỡ cá giống từ sông (bằng câu, lưới) và phần lớn phải mua từ Campuchia. Mỗi năm nhu cầu với một số lượng giống cá basa từ 10 - 15 triệu con.

Hiện nay đã chủ động cho sinh sản nhân tạo 2 loài cá trên. Trong năm 1999 các địa phương đã cho đẻ nhân tạo được 500 triệu bột cá tra, do đó giảm hẳn nghề vớt cá tra trên sông và trong tương lai một vài năm tới có thể hoàn toàn bãi bỏ việc vớt cá tra tự nhiên.

Đối với cá basa cũng đang từng bước nâng cao sản lượng cá bột sinh sản nhân tạo. Năm 1999 cá đẻ nhân tạo mới chỉ cung cấp được khoảng 10% nhu cầu về cá giống nuôi. Hy vọng trong một số năm tới chúng ta sẽ chủ động hoàn toàn về nguồn giống loài cá này.


Related news

Đã Sản Xuất Được Cá Tra Sạch Đã Sản Xuất Được Cá Tra Sạch

Cá tra làmặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa quan trọng của ngành thủy sản ĐBSCL. Để cải thiện chất lượng cá tra nuôi hầm, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, KS. Nguyễn Thị Ngọc Hà (Trung tâm Khuyến Nông tỉnh An Giang) đã thử nghiệm thành công quy trình nuôi cá tra sạch bằng cách sử dụng các chế phẩm vi sinh.

Thursday. January 5th, 2012
Đôi Điều Về Cá Tra Và Cá Basa Phần 1 Đôi Điều Về Cá Tra Và Cá Basa Phần 1

Cá tra và cá basa là hại loài cá da trơn được nuôi khá nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long (tập trung chủ yếu ở hai tỉnh: An Giang và Đồng Tháp). Hai loài cá này có thịt trắng và ngon, cổ giá trị xuất khẩu cao, đặc biệt là cá basa. Hiện nay, nước ta đã xuất khẩu cá basa đến hơn 40 thị trường trên khắp thế giới.

Sunday. March 3rd, 2013
Quy Trình Sản Xuất Nhân Tạo Giống Cá Tra Quy Trình Sản Xuất Nhân Tạo Giống Cá Tra

Trước khi nuôi, ao cần được diệt cá tạp và mầm bệnh bằng cách tháo hoặc tát cạn hết nước, vét bớt bùn đáy, rải vôi bột đáy và mái bờ ao 7-10kg/100m2. Phơi đáy ao 1-2 ngày (ao không nhiễm phèn). Sau đó lấy nước vào ao qua lưới lọc, khi đạt đúng độ sâu nêu trên mới đưa cá vào nuôi.

Friday. August 2nd, 2013
Đôi Điều Về Cá Tra Và Cá Basa Phần 2 Đôi Điều Về Cá Tra Và Cá Basa Phần 2

Người ta chưa biết nhiều về thói quen ăn uống của loài cá này. Và sự phân loại về chúng cũng chưa cổ tính thuyết phục. Loài cá này sống phần lớn cuộc đời ở vùng nước ven bờ biển. Chúng chỉ di trú vào sông Mekong (di chuyển ngược dòng) để sinh sản chứ không vào bất kỳ con sông nào khắc.

Sunday. March 3rd, 2013
Kỹ Thuật Nuôi Cá Tra Và Cá Basa Kỹ Thuật Nuôi Cá Tra Và Cá Basa

Cá tra ăn tạp hơn nên mau lớn hơn cá basa. Nếu nuôi cá basa 8-9 tháng, chúng sẽ đạt trọng lượng trung bình lkg/con. Còn với trọng lượng đó thì chỉ cần nuôi cá tra trong vòng 6-7 tháng.

Sunday. March 3rd, 2013