Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh Nghiệm Ương Cá Mùi Giống

Kinh Nghiệm Ương Cá Mùi Giống
Publish date: Thursday. February 27th, 2014

Long An là tỉnh với đa dạng loại hình nuôi trồng và khai thác thủy sản. Trong nhiều năm nay, ngoài những mô hình nuôi truyền thống như nuôi tôm, cá, các loài thủy đặc sản khác thì mô hình ương cá giống đang rất phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở những khu vực nước ngọt của tỉnh.

Theo số liệu thống kê, hiện có khoảng 3.000 ha diện tích mặt nước cho nuôi cá nước ngọt. Một trong số những mô hình có hiệu quả mà chúng tôi muốn đề cặp đến là mô hình ương cá mùi giống.

Mô hình này thật sự không còn mới mẻ gì với nhiều hộ dân ở các huyện Châu Thành, Tân Trụ và một số huyện phía Bắc của tỉnh. Anh Nguyễn Thiện Chí tại xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành là người có thâm niên cao với nghề ương cá mùi giống, anh cho biết cá mùi rất dễ ương, chúng có sức chịu đựng cao với điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Tuy nhiên, để ương cá có lời thì khi cho các ăn phải tận dụng triệt để nguồn phân chuồng như phân heo và phân gà thì sẽ có hiệu quả kinh tế hơn.

Theo sự giới thiệu của chính quyền địa phương, chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Minh Tâm tại ấp 1, xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành. Anh đã bắt đầu chuyển sang ương cá giống từ vụ nuôi đầu năm 2010. Anh cho biết qua học hỏi kinh nghiệm nhiều người nuôi tại đây, thấy đầu ra cá ổn định nên anh quyết định chọn cá mùi làm đối tượng để ương. Anh rất phấn khởi khi được chúng tôi hỏi về thành công của vụ ương cá vừa qua. Theo anh để ương cá mùi có hiệu quả, người nuôi cần quan tâm một số vấn đề sau:

Thứ nhất, ao nuôi đảm bảo dọn sạch cỏ xung quanh, tát cạn, diệt hết cá tạp trong ao. Bón vôi với liều lượng 20 kg/100m2. Cấp nước vào ao khoảng 0,6m. Sau đó bón phân gây màu bằng phân chuồng (20 kg/100m2) hay bột huyết (3 kg/1000m2) hoặc bột đậu nành (3 kg/1000m2). Sau khi thả cá thì tiến hành nâng mực nước lên khảng 1,2m.

Thứ hai, nguồn cá bột nên được lấy từ những trại giống có uy tín và phải đến tận nơi cơ sở để mua nhằm đảm bảo đầu con. Cá bột đạt tiêu chuẩn khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, các sau khi nở từ 2-3 ngày là tốt nhất. Khi vận chuyển cá về và thả xuống ao phải đảm bảo vào 2 thời điểm trong ngày là sáng sớm hoặc chiều tối.

Vì ở hai thời điểm này nhiệt độ nước xuống thấp, chênh lệch nhiệt độ các tầng nước trong ao không nhiều nên cá ít bị sốc hơn các thời điểm khác. Trước khi thả cá bột ra ao cần ngâm bao cá khoảng 15-20 phút cho cân bằng nhiệt độ rồi tát nước từ từ vào bao sau đó thả cá ra ngoài.

Thứ ba, về cách cho cá ăn:

- Trong tuần lễ đầu, cho cá ăn bằng lòng đỏ trứng, bột đầu nành và thức ăn viên mảnh dùng cho cá bột. Đối với 2,5 triệu bột, cho cá ăn 2 cữ sáng và chiều trong ngày với lượng thức ăn là 20 trứng lòng đỏ gà + 0,5 kg bột đậu nành + 0,5 kg thức ăn viên mảnh.

- Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 30, chuyển sang dùng thức ăn là cám gạo kết hợp với thức ăn viên mảnh. Lượng thức ăn hàng ngày được điều chỉnh tăng giảm theo tốc độ lớn của cá. Trung bình 2kg cám + 1 kg thức ăn viên mảnh/ngày. Trong thời gian trên, người nuôi cần bổ sung thêm phân gà vào ao, vừa để gây màu nước, vừa làm nguồn thức ăn trực tiếp cho cá nhằm giảm chi phí thức ăn.

- Cá sau 1 tháng tuổi trở đi, sử dụng cám gạo kết hợp với thức ăn công nghiệp dành cho cá có vảy với độ đạm 35%. Tùy theo lượng cá trong ao mà người nuôi tính toán lượng thức ăn phù hợp. Lượng cám gấp 2-3 lần thức ăn mới đảm bảo nuôi cá có lời.

Trong quá trình trên, người nuôi phải thường xuyên bổ sung phân gà gây màu nước. Có mùi rất thích hợp với màu nước xanh. Bên cạnh đó, kết hợp dùng phân heo cho trực tiếp xuống ao để làm thức ăn cho cá mùi. Cá nuôi sau 1 tháng tuổi phải bổ sung vitamin C vào thức ăn. Cho ăn liên tục đến xuất bán. Cá nuôi 3 tháng là có thể thu hoạch.

Thứ tư, trong quá trình nuôi, khâu chăm sóc cá khá quan trọng. Hàng ngày người nuôi phải kiểm tra và vớt hết trứng ếch nhái quanh ao. Khi phát hiện có nòng nọc phải dùng lưới vớt ngay để hạn chế hao đầu con. Định kỳ cấp nước ao, đảm bảo mực nước tối thiểu 1,2m. Hiện tại, thời tiết khá nắng nóng, nên mực nước càng cao càng đỡ gây sốc cho cá.

Trong vụ nuôi vừa qua, anh cho biết với diện tích ao ương 600m2, anh thả 2,5 triệu bột cá mùi. Sau 3 tháng nuôi, anh thu được 600 kg cá mùi giống cỡ 250 con/kg. Tổng chi phí mà anh đã bỏ ra là 7,5 triệu. Với giá bán hiện nay là 30.000 đồng/kg, anh có lãi trên 10 triệu đồng.

Anh Tâm rất phấn khởi với thành công bước đầu, anh cho chúng tôi biết anh sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích cho vụ sắp tới.


Related news

Hướng Dẫn Khung Lịch Thời Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Năm 2014 Ở Cà Mau Hướng Dẫn Khung Lịch Thời Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Năm 2014 Ở Cà Mau

Ngành nông nghiệp còn khuyến cáo người nuôi hạn chế thả giống vào tháng 2 và tháng 3 này; đặc biệt không nên thả giống nuôi ở những nơi có độ mặn thấp hơn 50/00 cũng như hạn chế thả giống vào thời điểm mưa kéo dài.

Tuesday. February 18th, 2014
Tôm Hùm Khánh Hòa Tăng Giá Mạnh Tôm Hùm Khánh Hòa Tăng Giá Mạnh

Tôm hùm thương phẩm tại Khánh Hòa hiện có giá từ 2 - 2,2 triệu đồng/kg, tăng khoảng 700.000 đồng so với cùng kỳ. Với mức giá này, người nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa và các tỉnh có nghề tôm hùm sẽ có lời khá và đón tết sung túc hơn các năm.

Tuesday. February 18th, 2014
Đảo Bé Được Mùa Tỏi Đảo Bé Được Mùa Tỏi

Cùng với người trồng tỏi trên đảo Lớn (An Vĩnh, An Hải), hiện nay người trồng tỏi ở đảo Bé, xã An Bình, huyện Lý Sơn cũng đang khẩn trương thu hoạch diện tích tỏi đông xuân. Được mùa tỏi, không khí trên đảo Bé trở nên nhộn nhịp hơn.

Saturday. March 15th, 2014
20 Tấn Cá Đồng Ra Chợ Ở Cà Mau 20 Tấn Cá Đồng Ra Chợ Ở Cà Mau

Cá rô loại 1 trước đây 80.000 đồng/kg thì nay giá 100.000 đồng/kg. Cá lóc loại 1 giá cũ là 80.000 đồng thì nay lên 110.000 đồng/kg.

Tuesday. February 18th, 2014
Gần Nước Nhưng Chịu Khát Gần Nước Nhưng Chịu Khát

Lẽ ra, khi được nâng cấp, sửa chữa, nạo vét, hồ chứa nước An Vang sẽ mở rộng diện tích tưới, thế nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Chuyện tréo ngoe này đã diễn ra tại tổ 3 (thôn An Lâm, xã Thăng Phước, huyện Hiệp Đức) từ tháng 7.2012 đến nay.

Saturday. March 15th, 2014