Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh nghiệm thâm niên vẫn thua canh bạc tiền tỷ với hoa ly Tây Tựu

Kinh nghiệm thâm niên vẫn thua canh bạc tiền tỷ với hoa ly Tây Tựu
Publish date: Thursday. November 26th, 2015

Nằm ngay cạnh những ruộng hoa cúc vàng, cúc trắng tươi tốt là hơn hai sào hoa ly của gia đình anh Nguyễn Minh Thắng (Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội).

Theo quan sát củam, ruộng hoa ly Tây Tựu này gần như đã bị cháy hết nụ bởi diễn biến thời tiết thất thường.

Không chỉ có gia đình anh Thắng mà hàng trăm hộ trồng ly khác ở Tây Tựu cũng đang chung cảnh như vậy.

Vì thời tiết hay do giống không tốt?

"Thua canh bạc tiền tỷ" với hoa Tết bị thối nõn tỷ lệ lớn, nông dân Tây Tựu đang khóc ròng.

Một nhà vườn có diện tích trồng hoa ly hơn ba sào ở Tây Tựu lý giải: Thời tiết có nhiều biến đổi nên quá trình sinh trưởng của hoa ly "ăn" Tết năm nay không thuận lợi.

Việc trồng hoa bị phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên như thời tiết, thiên tai, thổ nhưỡng...

Do đó, biến đổi khí hậu có ảnh hưởng rất nhiều đến quy trình sinh trưởng và phát triển của hoa ly.

"Ly vốn không ưa nước, nắng to nhiệt độ khô hanh có thể không bị ảnh hưởng bởi chúng tôi còn có cách khắc phục, chứ thời tiết nhiều sương, nhiều mưa như năm nay thì bó tay thôi" - anh Nguyễn Minh Thắng rầu rĩ chia sẻ.

Diễn biến khí hậu thất thường, nắng nóng kéo theo mưa lớn kéo dài khiến hoa ly Tây Tựu để chuẩn bị cho Tết đang chết hàng loạt.

Nhiều nhà vườn gần như mất đến 40-80% số hoa. Nông dân nơi đây đang lo lắng sẽ không đủ hoa phục vụ Tết.

“Hiện ở Tây Tựu, số lượng hộ trồng hoa ly lên tới hàng nghìn, trong đó có tới 80% các hộ đi thuê đất ở nơi khác, diện tích trồng hoa ly trên địa bàn phường còn khiêm tốn.

Xảy ra hiện tượng hoa ly Tết đang bị chết hàng loạt có thể là do một vài lô giống.

Kinh nghiệm trồng hoa ly không khó, về mặt kỹ thuật thì các hộ phải tự khắc phục” - đây là nhận định ban đầu của ông Lê Văn Việt – Chủ tịch UBND phường Tây Tựu khi trao đổi với phóng viên xung quanh thông tin mà chúng tôi vừa phản ánh về tình trạng những vườn hoa ly Tây Tựu chuẩn bị cho Tết đang chết hàng loạt gây thiệt hại tiền tỷ.

Kinh nghiệm thâm niên vẫn...vô phương cứu chữa

So với các loại hoa khác, hoa ly thuộc dạng "sang chảnh" bởi khá kén đất trồng, thường trồng riêng thành từng mảnh chứ không trồng xen được các loại với nhau.

Ly không chịu được nóng nên nhà vườn thường phải làm giàn, chăng lưới để che cho mát.

"Với thời tiết nắng như hiện tại, để làm mát cho ruộng hoa ly của mình, các nhà vườn đã không tiếc tiền của, công sức chăng lưới cho hoa ly.

Thay vì như mọi năm là chăng một lớp thì năm nay chúng tôi chăng đến hai, ba lớp... chứ nhiều sương quá, mưa nhiều quá nước bốc hơi lên khiến nõn hoa ly bị ôm quá chặt, nước không thoát ra được gây sâu, thối" - chị Hòa, chủ một vườn hoa ly có diện tích một mẫu chuẩn bị cho Tết chia sẻ.

Trồng ly không giống như những loại hoa khác bởi vốn đầu tư quá lớn, đối với 1 sào hoa ly người nông dân phải bỏ vốn khoảng gần 100 triệu đồng cho việc mua giống hoa, phân bón, đầu tư ruộng, mái che...

Nếu thời tiết thuận lợi mỗi sào ly sau gần 4 tháng sẽ cho thu lãi từ 30 - 60 triệu đồng.

" Thối hết rồi, cháy hết rồi, gần 7 sào chứ có ít gì. Chẳng còn cách nào mà khắc phục, chịu thôi" - anh Quang, một trong những nông dân Tây Tựu sang Hạ Mỗ (Đan Phượng) thuê đất để trồng hoa ly buồn rầu nói.

Nếu mọi năm, người nông dân Tây Tựu nơm nớp lo chuyện ly nở sớm hay nở muộn, lo chăm làm sao để hoa bung đúng dịp thì năm nay với diễn biến thời tiết khó lường khiến già nửa ruộng hoa bị cháy, nông dân Tây Tựu gần như đang mất trắng.

Là một trong những người có kinh nghiệm thâm niên trong việc trồng hoa ly, bà Thắng (62 tuổi, thôn Trung, Tây Tựu, Từ Liêm) chia sẻ: “Tôi cũng gặp và ứng phó với nhiều loại thời tiết thất thường rồi nhưng đến năm nay với thời tiết như thế này thì chịu hẳn, trông chờ gì vào hoa Tết nữa!”.

"Ngay đợt vừa rồi thôi, ở đây nhà nào trồng hoa ly giỏi lắm thì lỗ một hai chục triệu, còn lỗ ba bốn chục triệu là chuyện quá bình thường" - bà Thúy (40 tuổi) - một người có kinh nghiệm trồng hoa từ nhỏ cho hay.

Những bông hoa may mắn không bị thối nõn nhưng sẽ chỉ bán được với giá thấp bởi hoa xấu.

Việc trồng hoa ly theo phương pháp truyền thống phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết đang là vấn đề đặt ra trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Khoảng hơn chục năm trở lại đây, người dân làng hoa Tây Tựu đầu tư chủ yếu vào trồng hoa ly.

Nhiều giống hoa mới được nhập về với giá không hề rẻ, khoảng trên 20.000 đồng/củ.

Hoa ly được bán ngay tại ruộng, thậm chí nhiều người còn đánh giá hoa ly Tây Tựu không hề kém cạnh hoa ly Đà Lạt.

Trung bình một sào hoa ly sẽ phải bỏ ra khoảng hơn trăm triệu, một mẫu sẽ rơi vào khoảng hơn một tỷ tiền mua củ, chưa kể các loại chi phí khác như đánh thuốc, làm vườn, che chắn,...

Nếu cứ thiệt hại ít nhất là 50% và nặng lên đến 80-90% tỉ lệ hoa trồng thì người trồng ly ở Tây Tựu đang đứng trước nguy cơ mất Tết.


Related news

Mô Hình Nuôi Đa Canh, Đa Con Kết Hợp Khép Kín Mô Hình Nuôi Đa Canh, Đa Con Kết Hợp Khép Kín

Vào những ngày này, chúng tôi có dịp gặp gỡ và trao đổi với ông Nguyễn Văn Quýt cư ngụ ở ấp Phước Thạnh, xã Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Ông là người thành công với mô hình nuôi đa canh, đa con kết hợp khép kín với quy mô diện tích gần 03 ha

Wednesday. November 2nd, 2011
Phục Hồi Rừng Ngập Mặn Ven Biển Phục Hồi Rừng Ngập Mặn Ven Biển

Theo Dự án Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn (RNM) ven biển giai đoạn 2011 - 2015 của Sở NNPTNT Khánh Hoà thì toàn tỉnh sẽ trồng mới 600ha RNM, nâng tổng diện tích RNM tập trung lên 625ha.

Friday. June 15th, 2012
Mùa Vải Bình Khê: Mất Mùa + Đổi Tên = Được Giá Mùa Vải Bình Khê: Mất Mùa + Đổi Tên = Được Giá

Xã Bình Khê vốn là vùng cây ăn quả tập trung lớn nhất của huyện Đông Triều, riêng diện tích trồng vải của xã là 500 ha. Những năm được mùa vải như năm 2011, sản lượng đạt khoảng 5.000 - 6.000 tấn. Tuy nhiên, sản lượng thu hoạch càng lớn thì nỗi lo “được mùa - mất giá” lại càng nhiều. Giá bán vải quá thấp chỉ 2.000 - 3.000 đồng/kg

Saturday. June 23rd, 2012
Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Ở Đại Đức (Hải Dương) Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Ở Đại Đức (Hải Dương)

Mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng cây ăn quả ở Đại Đức (Hải Dương) đem lại hiệu quả kinh tế khá, đời sống người dân được cải thiện...

Friday. June 15th, 2012
Cá Tra Đi Vào Nhu Cầu Của Thị Trường Cá Tra Đi Vào Nhu Cầu Của Thị Trường

Giá cá tra ở ĐBSCL sau ba tháng giảm, một tháng cầm cự, từ đầu tháng 10/2011 tiếp tục tăng mạnh lên 27.000 đồng/kg cá loại 1 và các nhà máy chế biến xuất khẩu lại trở nên sôi động

Friday. November 4th, 2011