Phòng Bệnh Phân Trắng Cho Tôm

Trong những năm gần đây, bệnh phân trắng xuất hiện ở nhiều vùng nuôi tôm của cả nước. Bệnh này tuy không xảy ra thành dịch lớn, nhưng đôi khi cũng xuất hiện trên cả vùng tương đối rộng.
Triệu trứng:
-Triệu trứng dễ thấy nhất của bệnh là có những đoạn phân trắng nổi trên mặt nước ở gốc cuối gió từng đoạn từ 0.3 - 1cm, có khi còn dính ở hậu môn tôm. Những sơị phân này có màu trắng đục trông như nhị hoa bần nổi trên mặt nước, người nuôi mới bắt gặp lần đầu có thể không nhận ra.
-Tôm giảm ăn nhanh sau khi thấy phân trắng xuất hiện, khi phân trắng xuất hiện nhiều sức ăn của tôm có thể giảm đi đến 80%.
-Quan sát đường ruột của tôm thấy thức ăn không đầy, đứt đoạn hoặc trống rỗng, đường ruột có những đốm màu vàng nhạt hoặc trắng nhất là ở phần cuối ruột.
-Bóp đốt bụng số một thấy thịt không đầy vỏ, vỏ mềm.
Nguyên nhân:
- Hiện nay chưa xác định được chính xác tác nhân gây bệnh, tuy nhiên đa số ý kiến cho rằng tác nhân gây bệnh có thể là do vi khuẩn Vibrio sp, đặc biệt là Vibrio harveyi hay các loại virus gây tổn thương cho gan như: MBV, HPV tạo nguy cơ cảm nhiễm sau này.
- Ngoài ra, người ta còn phát hiện ra nhóm nguyên sinh động vật Gregarines thường xuất hiện với tỉ lệ cao ở những ao bị bệnh phân trắng. Gregarines là nhóm nguyên sinh động vật có vòng đời phải sống nhờ vào hai ký chủ trung gian là nhóm thân mềm hai mảnh vỏ và nhóm giun nhiều tơ, vật chủ cuối cùng là tôm.
- Một nguyên nhân khác luôn đi kèm với bệnh này được ghi nhận là tôm nuôi với mật độ dày, ao có nhiều tảo lam, xử lý đáy ao chưa hoàn chỉnh.
Phòng bệnh:
-Chọn tôm giống có chất lượng tốt, thả mật độ hợp lý, tốt nhất là nên có xét nghiệm Gregarine trong ruột tôm giống.
-Quản lý môi trường nước nuôi chặt chẽ. Hạn chế tảo lam phát triển (có thể kết hợp nuôi cá rô phi trong ao nuôi tôm, cá rô phi có thể ăn tảo lam).
-Chọn thức ăn tốt, bảo quản kỹ, không để ẩm mốc, không sử dụng thức ăn tươi như: Nghêu sò, ốc, hến (vì đây là ký chủ trung gian của Gregarines).
-Sử dụng các chế phẩm vi sinh định kỳ.
Điều trị:
Bệnh phân trắng có thể điều trị với kết quả khả quan nếu phát hiện sớm sự xuất hiện của phân trắng trên mặt nước. Việc điều trị hiện nay chủ yếu bằng kháng sinh kết hợp với cải thiện chất lượng môi trường nước ao nuôi.
- Trộn kháng sinh trị bệnh phân trắng vào thức ăn, cho tôm ăn liên tục 5 - 7 ngày. Sau đó bổ sung vi khuẩn có lợi vào đường ruột của tôm bằng cách trộn các chế phẩm vi sinh đường ruột và Vitamin C trộn vào thức ăn cho ăn 3 ngày liên tiếp.
- Việc cải thiện môi trường nuôi trong lúc điều trị là cực kỳ quan trọng giúp cho tôm nhanh hồi phục:
+ Tốt nhất là tiến hành thay nước (nước phải được xử lý ở ao lắng), thay 20 - 30 % lượng nước.
+ Dùng chế phẩm vi sinh.
+ Tăng cường sục khí.
+ Dùng các sản phẩm hấp thu khí độc ở đáy ao.
Related news

Vụ nuôi tôm đầu tiên của năm nay, gần như 100% tôm đã thả nuôi của xã Vinh Xuân đều bị chết, với tổng diện tích hơn 100 ha tôm mất trắng. Nguyên nhân là do dịch bệnh lây lan nhanh qua nguồn nước, nên tất cả các hộ đều thiệt hại

Với những “đại gia” nuôi tôm công nghiệp (như Công ty SEACO Sóc Trăng của anh em ông Lưu Thống Nhứt với cả ngàn hécta mặt nước) thì họ đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc cho việc chọn lựa tôm sú giống, từ lấy vài chục mẫu ở các cơ sở nổi tiếng, gởi cơ quan chuyên môn kiểm định nghiêm ngặt đến đặt hàng, tổ chức vận chuyển về điểm nuôi v.v…

Cải tạo ao sạch và nạo vét các chất dơ ra khỏi ao. Diệt khuẩn trong ao và nước, các vật chủ trung gian, hạn chế cua vào ao. Tôm chết phải được vớt ra khỏi ao. Dùng men vi sinh để cải tạo đáy ao: Aqua bac (theo chương trình) 3kg/hecta (7ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày. Hoặc Power pack (theo chương trình) 20 lít/hecta (7 ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày

Sau khi đã chọn xong tôm giống cần làm theo một số yêu cầu sau trong thời gian vận chuyển tôm giống đến chỗ mới: Cân bằng độ mặn trước khi vận chuyển giống để có độ mặn tương đương giữa 2 môi trường nuôi

Đất rừng đước là đất bãi bồi được hình thành với quá trình phân hủy yếm khí của hệ sinh thái rừng ngập kéo dài nhiều năm. Quá trình này tạo nên kết cấu đất thiếu ổn định chứa một hàm lượng lớn vật chất hữu cơ, do đó nước dễ bị thấm qua các bờ ao làm mất nước và có thể thấm nước từ ngoài vào khi triều cường. Điều này ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm trong ao nuôi, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát sinh và lây lan bệnh trong vùng nuôi tôm.