Các Bệnh Thường Gặp Trên Cá Rô Phi

Khi nuôi quảng canh và bán thâm canh, cá rô phi thường ít bị mắc bệnh do loại cá này ít sốc với biến đổi của môi trường và khả năng kháng bệnh tốt. Tuy nhiên, khi nuôi thâm canh, loại cá rô phi có thể gặp một số bệnh:
1. Bệnh xuất huyết
Khi xuất hiện bệnh, cá thường bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn; hậu môn, gốc vây chuyển màu đỏ; mắt, mang, nội tạng và cơ xuất huyết; máu loãng, thận, gan, lá lách mềm nhũn. Khi bị bệnh nặng cá bơi quay tròn không định hướng, mắt đục và lồi bụng trương to. Bệnh này thường xuất hiện ở cá rô phi nuôi cao sản.
Điều trị bệnh bằng bón vôi, vitamin C, dùng thuốc ertronyxin tắm cho cho cá bệnh hoặc phun vào nước 10 - 30g/m3 nước trong 1 giờ, KNO4- 12 trộn vào thức ăn cho cá từ 2- 4g/kg cá/ngày.
2. Bệnh viêm ruột
Bệnh này có triệu trứng như bệnh xuất huyết, ngoài ra ruột thường trương to, chứa đầy hơi. Khi phát hiện bệnh dùng Oxytetramyxin tắm cho cá bệnh, hoặc phun thuốc vào nước với liều lượng 20- 50g/m3 nước.
3. Bệnh trùng bánh xe
Khi xuất hiện bệnh, thân và vây cá có màu trắng đục, da cá chuyển màu xám, cá ngứa ngáy và thường nổi từng đàn lên mặt nước. Nếu bệnh nặng, trùng thường bám dày đặc ở vây, mang, phá hủy các tơ mang, sau đó cá lật bụng quay đầu mấy vòng và chết rất nhanh. Bệnh này thường xuất hiện ở cá rô phi giống. Điều trị loại bệnh này bằng cách dùng nước muối, CuSO4, Formalin tắm cho cá bệnh hoặc dùng các loại thuốc này phun vào nước với liều lượng 2g/m3 nước trong 5 - 15 phút.
4. Bệnh trùng quả dưa
Khi bệnh xuất hiện, da, mang, vẩy cá thường xuất hiện các hạt lấm tấm nhỏ, màu hơi trắng đục, có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt, cá bệnh bơi lờ đờ yếu ớt trên mặt nước, tơ mang bị phá hủy làm cá ngạt thở. Khi yếu, cá chỉ còn ngoi lên mặt nước để thở, đuôi bất động... Bệnh này thường phát ở cá giống và cá thịt, nhất là cá nuôi trong lồng. Điều trị bệnh bằng cách tắm các dung dịch Xanhmalachit, Formalin cho cá với liều lượng 1- 4g/m3 trong thời gian 30- 60 phút.
5. Bệnh sán lá đơn chủ
Sán ký sinh trên da và mang khiến da cá tiết da nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến sự hô hấp. Da và mang bị sán ký sinh trùng gây ra viêm loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số vi sinh vật gây bệnh. Bệnh này xuất hiện chủ yếu ở cá giống. Điều trị bệnh bằng cách tắm cho cá bằng nước muối, Formalin, thuốc tím hoặc phun vào nước với tỷ lệ 10 - 15g/m3 trong 1-2 giờ.
Related news

Mấy năm gần đây, diện tích nuôi tôm Chân trắng Nam Mỹ (Penaeus vannamei) không ngừng gia tăng, khiến diện tích nuôi cá dần dần giảm xuống. Để ổn định và phát triển nghề nuôi cá Rô phi, năm 2006, một cơ sở nuôi thuỷ sản ở Tùng Hạ (thuộc thành phố Thượng Ngu, tỉnh Triết Giang) đã tiến hành nuôi ghép cá Rô phi với tôm Chân trắng Nam Mỹ ở trong ao, cho hiệu quả kinh tế cao.

Với mật độ rong câu thả khác nhau, khả năng hấp thụ các chất vô cơ hoà tan như cũng khác nhau. Mật độ rong câu thả 300 gam/m2 cho thấy hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng vô cơ hoà tan là cao nhất.

Ở nước ta, hàng năm có khoảng 5.000-7.000 tấn cá rô phi được tiêu thụ nội địa. Rô phi là một loài cá nuôi rất có kinh tế và là loài có sức đề kháng cao hơn so với các loài khác.

Việc tận dụng mặt nước ở hồ chứa nước để có nguồn cá giống một cách chủ động, bảo đảm số lượng và chất lượng, kịp thời, giá rẻ để phục vụ cho việc nuôi cá rô phi thương phẩm là một ý tưởng tốt và hiện thực.

Công ty nuôi và dịch vụ thủy sản thàng phố Hồ Chí Minh cũng đã áp dụng biện pháp công ngệ sản xuất của học Viện công nghệ châu á (AIT) đạt tỷ lệ cá đực 95 – 96,7% tổng đàn. Ngoài cá rô phi vằn dòng Đài Loan, công ty còn nhập thêm rô phi vằn dòng thái lan (trắng sọc) và rô phi vằn dòng đỏ Malaixia.