Kinh Nghiệm Khai Thác Nhựa Cây Sơn

Cây sơn ở vùng Tam Nông - Phú Thọ cho chất lượng nhựa khai thác rất cao đặc biệt về độ bám, độ bền. Các sản phẩm như đồ gỗ gia dụng, thuyền, đò, thúng, mủng và sơn mài làm từ nhựa sơn vùng này đều rất tốt, rất bền. Trồng sơn đang giúp phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhiều bà con nơi đây.
Sau đây là những kinh nghiệm khai thác nhựa cây sơn của bà con vùng này.
Thông thường, khi được 3 năm tuổi, cây sơn sẽ tiêu chuẩn khai thác. Ở độ tuổi này, cây sơn đã tương đối thành thục. Do vậy, chất lượng và khối lượng sơn khai thác được đảm bảo. Hơn nữa, tuổi thọ của cây cũng dài hơn.
Sau khi đã xác định được những cây đạt tiêu chuẩn, bà con tiến hành công việc khai thác nhựa.
Dụng cụ thu sơn: vỏ con chai và một con dao chuyên cắt sơn.
Dao cắt sơn là dụng cụ góp phần nâng cao hiệu quả lao động. Dao tốt, lát cắt đẹp, năng suất nhựa thu được cao. Do vậy, bà con nên chuẩn bị con dao bài mỏng lưỡi, chiều dài từ 18 – 20 cm, chiều rộng 4 – 5 cm; lưỡi sắc mũi nhọn, sống dao dày để dễ ghì khi cắt vỏ.
Thời gian cắt sơn tốt nhất là lúc mặt trời chưa mọc, vì gặp nắng là sơn ngừng chảy. Do vậy, dựa vào diện tích và số cây của gia đình, bà con nên tính toán để việc thu sơn được hiệu quả nhất, sơn có chất lượng cao nhất.
Bà con chú ý, thời điểm cắt sơn phải vào những lúc trời râm mát, đặc biệt, không được cắt sơn khi trời mưa, để nước mưa không chảy vào nhựa sơn. Bởi, nếu gặp mưa nhựa sơn sẽ bị chua.
Khi cắt miếng sơn, phải cắt thật mỏng miếng. Bởi nếu cắt quá dầy, sự sinh trưởng của cây bị ảnh hưởng, hơn nữa năng suất nhựa thu được cũng giảm xuống.
Sau cắt khoảng 2 tiếng, nhựa cây không chảy ra nữa, lúc này bà con thực hiện việc đi thu nhựa. Dụng cụ chứa đựng nhựa sơn có thể bằng gỗ, chú ý, bà con tuyệt đối không được dùng dụng cụ bằng kim khí. Không để mặt sơn tiếp xúc trực tiếp với không khí để tránh ô xy hóa, đóng thành váng đen gây hao sơn. Dụng cụ đựng sơn cần phải có nắp đậy bằng tre và giấy bản mỏng.
Sau đó, cứ 3-4 ngày bà con lại tiến hành thu nhựa sơn 1 lần. Sau khoảng 7-10 năm, năng suất nhựa giảm xuống, bà con nên tiến hành trồng mới lại vườn cây.
Related news

Các hộ nuôi thủy sản bước đầu áp dụng hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh với nhiều giống mới, có giá trị kinh tế và cho năng suất cao, điển hình như: Mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính dòng Đường nghiệp và cá chép lai 3 máu. Sự thành công của mô hình là cơ sở để nhân rộng và khai thác tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh ngày càng ổn định và bền vững.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, Trung tâm đã cấp miễn phí được 178.619 liều tinh, đạt 50% kế hoạch, trong đó có 10.000 liều tinh lợn Pietrain kháng stress, TTNT cho trên 80.000 lượt con lợn, tỷ lệ đậu thai đạt trên 85%. Năng suất, chất lượng con giống ổn định, số lợn sơ sinh bình quân/ổ từ 10 - 12 con, trọng lượng lợn bình quân sau cai sữa đạt 7,5kg/con. Tỷ lệ TTNT lợn trên địa bàn TP đạt trên 58%.

Trong những năm trở lại đây, mô hình đưa màu xuống chân đất lúa được bà con nông dân huyện Tri Tôn (An Giang) áp dụng đạt hiệu quả. Bên cạnh cây chủ lực như dưa hấu, đậu xanh, khoai cao, thì cây mè đen cũng là một trong những cây được bà con nông dân trong huyện lựa chọn, vì mè đen là loại màu dễ trồng, ít tốn thuốc, chi phí đầu tư thấp, nhưng thu nhập mang lại tương đối khá và ổn định.

Năm 2010, gia đình anh Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1973) ở ấp 4, xã Vĩnh Tân, TX.Tân Uyên (Bình Dương) đã mạnh dạn chuyển một phần đất trên diện tích cao su của gia đình sang trồng dưa leo, khổ qua. Hướng đi này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Hùng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Từ năm 2011, khi các Dự án về nuôi cá giòn được triển khai ở địa phương, các chủ hộ được tập huấn kỹ thuật luyện cá nuôi thường (cá trắm và chép) thành cá giòn, đã giúp người dân nuôi hiệu quả hơn và nghề này ngày càng phát triển.