Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh Doanh Thức Ăn Chăn Nuôi Thời Khủng Hoảng

Kinh Doanh Thức Ăn Chăn Nuôi Thời Khủng Hoảng
Publish date: Friday. July 25th, 2014

Kinh tế thời hưng thịnh, sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TACN) là nghề kiếm được “lãi khủng”. Nay, kinh tế khó khăn, ngành kinh doanh này phải chật vật, cạnh tranh với nhau bằng nhiều chiêu thức để tồn tại.

Cạnh tranh khốc liệt

Thời kinh tế hưng thịnh, những thương hiệu thức ăn nổi tiếng cho cá, gia súc, gia cầm được người chăn nuôi ưa chuộng, trước hết phải kể đến thức ăn của các nhãn hiệu Afiex, Cargill, Proconco, GreeFeed, Cỏ Mây, Việt Thắng…

Những thương hiệu này đua nhau mở rộng cửa hàng, đại lý để phục vụ người chăn nuôi. Mức tăng trưởng thị trường hàng năm đạt từ 15 – 20% cho các nhãn hiệu. Nay, kinh tế khó khăn, giá cá tra ở mức thấp, người nuôi cá tra liên tục thua lỗ; gia cầm bị dịch bệnh nên số lượng người nuôi ít, thị phần bị “teo tóp”, các công ty sản xuất và kinh doanh TACN đã giành giựt nhau “chiếc bánh” thị phần.

“Nếu trước đây, các doanh nghiệp sản xuất TACN lấy chiêu thức giá để cạnh tranh với nhau (ít chú ý đến chất lượng) thì nay, ngoài giá thấp, các công ty luôn phải chú ý đến vấn đề chất lượng, các chính sách hấp dẫn dành cho người chăn nuôi cũng như đại lý, hay nói khác hơn, sự cạnh tranh hiện nay rất khốc liệt; cạnh tranh ở phần cứng lẫn phần mềm” – đại diện bán hàng của một hãng TACN, cho biết.

An Giang có 4 doanh nghiệp chế biến TACN, gồm các công ty: TNHH Á Châu, Việt Thái, Afiex và Lương thực Thực phẩm An Giang.

Trong số này, chỉ thương hiệu TACN của Afiex là còn trụ vững trên thị trường, các đơn vị còn lại dần biến mất trên thị trường bởi sự cạnh tranh khốc liệt. “Có được điều này là do trong từng thời điểm cụ thể, chúng tôi đã dự báo, dự đoán thị trường tương đối chính xác, từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp trong sản xuất và kinh doanh.

Chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với các viện, trường, cơ quan nghiên cứu để có được sự tư vấn, hỗ trợ kịp thời về mặt kỹ thuật, về những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với thị trường”- bà Lê Thị Mai Khanh, Phó Trưởng phòng Kinh doanh Xí nghiệp TACN Thủy sản (Công ty Afiex), cho biết.

Chất lượng là hàng đầu

Năm 2008, sản lượng nuôi cá tra ở ĐBSCL đạt mức 1,2 triệu tấn/năm, nay con số này đã giảm sút đáng kể. Sản lượng nuôi giảm, thị phần giảm nên việc cạnh tranh giữa các sản phẩm, các công ty để dành thị phần và khách hàng trở nên khốc liệt.

“Nông dân hiện nay rất thông minh, trình độ kỹ thuật và tay nghề trong chăn nuôi được nâng cao, vì vậy các hãng thức ăn không đơn thuần cạnh tranh nhau về giá và hình thức thanh toán (trả chậm), mà còn phải chú ý đến chất lượng.

Chu kỳ nuôi cá tra hiện nay chỉ có 6 tháng, cá lóc từ 4 – 5 tháng. Sau một chu kỳ nuôi mà hệ số thức ăn trên mức tăng trưởng của cá cao thì xem như không đạt. Nếu ở cá tra, ngày xưa hệ số thức ăn là 1.8 cho 1 kg cá tăng trọng thì nay con số này đã hạ xuống còn 1.7 hoặc 1.65.

Ngoài hệ số thức ăn, thịt cá nuôi có trắng, ít mỡ hay không, khi chế biến tỷ lệ thu hồi thịt tốt hay không… là những tiêu chí đánh giá cho chất lượng của một nhãn hiệu thức ăn. Vì vậy, các công ty chuyên sản xuất TACN phải chú trọng đến vấn đề chất lượng”– chị Nguyễn Thị Lài, chủ cửa hàng TACN ở huyện An Phú, cho biết.

“Nếu trước đây, các hãng TACN ghi tỷ lệ độ đạm trên bao bì là 40% nhưng thực chất, độ đạm trong viên thức ăn không đạt tới, điều này làm ảnh hưởng nhiều đến người chăn nuôi, tiêu tốn thức ăn nhiều mà cá không lớn thì nay tình trạng này đã giảm đáng kể và nông dân chúng tôi sẵn sàng “tẩy chay” đối với cách làm ăn chụp giựt của các công ty.

Trong việc lựa chọn thức ăn để chăn nuôi, gia đình tôi luôn tìm mua những sản phẩm được người sử dụng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao”- ông Nguyễn Văn Toàn, hộ chăn nuôi cá lóc ở TX. Tân Châu, nói

Để tồn tại và phát triển, các công ty chế biến TACN đã lấy khách hàng làm mục tiêu cho sự phát triển, kinh doanh từng bước đi vào chiều sâu, lấy sự thân thiết, quen biết, uy tín, chất lượng làm tiêu chí để phát triển thị trường lẫn thị phần.

Sự cạnh tranh giữa các nhãn hiệu từng bước đã lành mạnh hóa, người chăn nuôi hiện nay đã đích thực trở thành “thượng đế”. Tuy là giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế nhưng những công ty làm ăn có uy tín, chất lượng, đồng hành cùng người chăn nuôi như Afiex vẫn phát triển.


Related news

Giá Lúa Cao Nông Dân Có Lãi Ở Cái Bè (Tiền Giang) Giá Lúa Cao Nông Dân Có Lãi Ở Cái Bè (Tiền Giang)

Vụ lúa hè thu năm nay, nông dân huyện Cái Bè (Tiền Giang) gieo sạ hơn 17 ngàn hecta. Cơ cấu giống vẫn là những giống lúa kháng rầy, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, cho năng suất cao. Do điều kiện thời tiết thuận lợi, bên cạnh đó bà con nông dân đã tích cực chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa, nên hầu hết các diện tích đều phát triển tốt, tránh được bệnh rầy nâu và một số dịch bệnh hại lúa khác, ước tính năng suất bình quân đạt hơn 6 tấn/ha.

Wednesday. September 24th, 2014
Gia Lai Trồng Mới Và Tái Canh Trên 800 Ha Cà Phê Gia Lai Trồng Mới Và Tái Canh Trên 800 Ha Cà Phê

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai, từ nguồn hạt giống cà phê hỗ trợ của Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam. Từ đầu mùa mưa đến nay nông dân trong tỉnh đã trồng mới và tái canh được 835 ha cà phê.

Wednesday. September 24th, 2014
Đồng Nai Sử Dụng Phân Hữu Cơ Vi Sinh Đồng Nai Sử Dụng Phân Hữu Cơ Vi Sinh

Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Trảng Bom (Đồng Nai) vừa tổ chức kiểm tra mô hình sản xuất và ứng dụng phân hữu cơ vi sinh quy mô nông hộ phục vụ canh tác cây hồ tiêu và cà phê theo hướng bền vững tại 2 xã Thanh Bình và Cây Gáo.

Wednesday. September 24th, 2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Sản Lượng Lúa Đông Xuân Và Hè Thu Đạt Trên 20 Triệu Tấn Đồng Bằng Sông Cửu Long Sản Lượng Lúa Đông Xuân Và Hè Thu Đạt Trên 20 Triệu Tấn

Theo Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, hiện các tỉnh trong vùng đã thu hoạch xong gần 1,7 triệu ha lúa hè thu. Năng suất bình quân đạt 5,65 tấn/ha, sản lượng cả vụ đạt 9,6 triệu tấn, tăng 200.000 tấn so vụ hè thu năm ngoái, góp phần nâng sản lượng hai vụ lúa đông xuân và hè thu năm nay đạt 20,6 triệu tấn, đạt trên 82% kế hoạch năm.

Wednesday. September 24th, 2014
Indonesia Nhập 200.000 Tấn Gạo Từ Việt Nam Indonesia Nhập 200.000 Tấn Gạo Từ Việt Nam

Cơ quan phụ trách thu mua lương thực Indonesia (Bulog) cho biết đã ký hợp đồng với Việt Nam vào tuần trước để mua khoảng 200.000 tấn gạo, gạo sẽ được giao từ giữa tháng 10 đến tháng 12/2014.

Wednesday. September 24th, 2014