Kiếm tiền tỷ từ nghề nuôi cá sấu

Ông Phạm Văn Thương (phải) bên chuồng nuôi cá sấu của mình.
Mặc dù có đất sản xuất, nhưng lợi nhuận từ cây lúa không đủ để ông Thương trang trải cuộc sống. Không ngại khó ngại khổ, ông Thương tìm tòi phương thức sản xuất thích hợp, mạnh dạn lựa chọn cây trồng - vật nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường, nhờ đó mà kinh tế gia đình dần ổn định.
Năm 2005, thấy phong trào nuôi cá sấu nở rộ, nhiều hộ giàu lên từ mô hình này, ông Thương quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại và thả nuôi thử nghiệm 400 con. Sau đợt nuôi thử nghiệm, thấy lợi nhuận từ cá sấu đem lại khá cao, ông liền đầu tư mở rộng diện tích chuồng nuôi. Mỗi năm, ông đều thả cá sấu con để nuôi nối tiếp, vì thế đến 20 tháng là ông lại xuất chuồng cá thương phẩm.
Song, do số lượng cá nuôi lớn, cần nhiều thức ăn, vì vậy, ông mua xe tải và đi thu mua cá phi của các hộ nuôi tôm. Cá lớn bán lại cho các vựa, cá nhỏ đem về cho cá sấu ăn. Nhờ đó giảm chi phí thức ăn cho cá.
Năm 2013, ông mở rộng quy mô đàn cá lên đến 1.000 con. Đến năm 2014, ông xuất chuồng được 30 tấn cá, thu về 2,5 tỷ đồng, trừ chi phí, ông lãi 1,5 tỷ đồng.
Ngoài nguồn thu từ cá sấu, ông Thương còn canh tác 30 công đất ruộng (làm lúa 3 vụ), mỗi năm thu lãi trên 200 triệu đồng. Ông còn tận dụng diện tích mặt nước nuôi cá và đất trống trồng rau màu để cải thiện bữa ăn.
Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình, ông Thương còn nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội do địa phương phát động. Ông sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm làm ăn với các hội viên Hội Nông dân xã Hưng Phú; giúp đỡ, chia sẻ với những người gặp khó khăn. Vì vậy ông được nhiều người tin yêu, quý trọng.
Related news

Đối với người nông dân vất vả “một nắng hai sương” thì không có niềm vui nào hơn là niềm vui được mùa. Tuy nhiên, thay vì niềm vui bội thu như các vụ trước thì vụ thu đông này, nông dân xã Bình Lư (huyện Tam Đường - Lai Châu) đang phải lao đao bởi cây ngô sinh trưởng, phát triển bình thường, thậm chí xanh tốt, song đến kỳ thu hoạch lại không có hạt.

Vụ Đông xuân này ở Châu Thành A (Hậu Giang) sẽ thực hiện thí điểm với diện tích nhỏ, sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng ở vụ Hè thu. Theo đó, những nơi đất gò, đất manh trồng lúa kém hiệu quả sẽ chuyển sang trồng bắp

Năm 2004, với sự hỗ trợ quốc tế, cây ca cao được khởi động ở Việt Nam với các bước khá căn cơ, quy hoạch đến 2020 là 50.000ha. Hiện nay con số này khoảng 25.000ha, tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên, chủ yếu trồng xen vào vườn dừa, điều, cà phê, cây ăn trái... 10.000ha trong số này đã thu hoạch, với 5.000 tấn hạt. Theo dự báo, nhu cầu sử dụng hạt ca cao trên thế giới đang tăng, đặc biệt là vùng Trung Đông, Brazil, Nga, Ukraine, Trung Quốc trong khi sản lượng toàn cầu không tăng nhiều. Nhưng ca cao có số phận khá long đong so với cây trồng khác.

Mô hình trồng xoài Đài Loan của nông dân xã Mỹ Hiệp (Chợ Mới - An Giang) mang lại nguồn thu nhập khá cao. Là một trong những hộ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trồng xoài Đài Loan, chị Nguyễn Ngọc Huyền khoe: “Cứ một héc- ta trồng xoài Đài Loan thu lãi gần 20 triệu đồng”.

Từ nhiều năm trở lại đây, vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông, Gia Lai) đã trở thành “miền đất hứa” của cánh nhà nông trồng dưa hấu. Có năm lãi lớn, không ít hộ kiếm được cả trăm triệu đồng trong vòng vài tháng. Thế nhưng 2 năm trở lại đây, giá dưa liên tục thấp đã khiến người dân lỗ nặng.