Giá gạo Việt Nam xuất khẩu lao dốc

Gạo Việt rớt giá mạnh so với Thái Lan, Campuchia
Theo số liệu thống kê của trang thông tin chuyên nghiên cứu phân tích thị trường lúa gạo thế giới (Oryza), giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện vào khoảng 340 USD một tấn, tăng 10 USD so với tháng trước nhưng giảm tới 105 USD so với năm ngoái.
Đây cũng là mức giá giúp gạo Việt Nam cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực khi rẻ hơn gạo Thái Lan 20 USD một tấn, Campuchia 80 USD và cách xa Brazil tới 160 USD.
Nguyên nhân khiến giá gạo Việt Nam và các nước xuất khẩu trong khu vực Đông Nam Á lao dốc mạnh là do nguồn cung dồi dào, thị trường nhập khẩu không cao. Thêm vào đó, Việt Nam chịu nhiều áp lực khi Thái Lan,... đang có lượng hàng tồn kho lớn.
Trước đó ngày 24/9, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã nâng giá gạo xuất khẩu 25% tấm thêm 10 USD, lên 340 USD một tấn, nhưng chênh lệch này vẫn còn ở mức thấp.
Tính đến tháng 9, Việt Nam xuất khẩu được 3,885 triệu tấn gạo, trị giá FOB 1,623 tỷ USD, trị giá CIF 1,672 tỷ USD, giảm khá cao so với cùng kỳ 2014 cả về số lượng và giá trị. Ước tính cả năm 2015, sản lượng lúa Việt Nam đạt khoảng 450 triệu tấn, tăng 0,3% so với 2014.
Related news

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2014, kim ngạch XK tôm sang thị trường Hàn Quốc đạt 318 triệu USD, tăng hơn 41% so với năm 2013. Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này trong năm vừa qua với thị phần lên đến hơn 40%.

Trước thực trạng trên, huyện Nga Sơn đã xây dựng Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khắc phục tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả, đẩy mạnh phát triển kinh tế 6 xã ven biển, giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020”. Thời gian thực hiện chưa nhiều, song hiệu quả của đề án bước đầu đã được khẳng định.

Ngày 1/3, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị triển khai việc mua tạm trữ thóc gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 theo Quyết định 241 của Thủ tướng Chính phủ.

Từ năm 2006, người dân địa phương tình cờ phát hiện dưới dòng nước đặc quánh phù sa của kinh Xáng Đông Hưng (xã Đông Thới, H.Cái Nước) có nhiều sò huyết tự nhiên, nhất là thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán. Sò lớn được bà con thu hoạch bán cho thương lái, sò nhỏ được vài hộ dân thu gom rồi thả vô vuông tôm. Việc sò tự nhiên nuôi xen canh trong vuông tôm sú lớn rất nhanh đã mở ra cơ hội mới cho người dân Đông Thới. Nhiều hộ dân bắt đầu thả sò giống nuôi thử rồi dần dà phát triển sang xã Trần Thới lân cận...

Kinh nghiệm này được nông dân Lý Việt Bắc rút ra sau 3 năm “tăng hu” gầy nuôi được 4 con bò sữa. Anh Bắc cho biết gia đình anh có 6 miệng ăn (cha mẹ già, hai vợ chồng anh và hai đứa con) nhưng chỉ có 2 công vườn trồng chanh. Mỗi năm thu hoạch khoảng 4 tấn trái, nhưng giá cả bấp bênh, chưa bao giờ bán được tới 8.000 đồng/kg. Vợ anh làm công nhân xí nghiệp, còn anh cũng phải đi làm mướn kiếm thêm nhưng cũng không dư dả gì.