Kiểm Soát Tốt Dịch Bệnh, Đảm Bảo Chăn Nuôi Bền Vững

Ngày 6/5, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản các tỉnh phía Bắc.
Theo báo cáo của Cục Thú y, trong 4 tháng đầu năm 2014, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản diễn biến khá phức tạp. Trong đó, từ đầu năm 2014 đến nay, các ổ dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 155 xã, phường của 90 xã huyện, thị xã thuộc 33 tỉnh, TP.
Số gia cầm mắc bệnh là 211.573 con (gà hơn 76.000 con, chiếm 36% tổng số mắc bệnh, vịt hơn 135.000 con, chiếm 64%); trong đó số chết là hơn 101.900 con. Đến nay dịch cúm gia cầm đã cơ bản được khống chế trên phạm vi toàn quốc.
Về dịch lở mồm long móng, cả nước đã xuất hiện 48 ổ dịch tại 48 xã thuộc 21 huyện, thị xã của 10 tỉnh làm 2.350 con gia súc mắc bệnh, số gia súc bị chết và tiêu hủy là 71 con. Tính đến ngày 6/5, cả nước còn 3 tỉnh là Hà Tĩnh, Yên Bái và Kon Tum có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày.
Ngoài ra, một số dịch bệnh khác trên gia súc như bệnh dại, tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn... cũng xuất hiện rải rác ở nhiều địa phương.
Không chỉ trên gia súc, gia cầm, tình hình dịch bệnh trên thủy sản những tháng đầu năm cũng diễn biến khá phức tạp. Trong đó, riêng dịch bệnh hoại tử gan trên tôm đã xảy ra ở 83 xã của 8 tỉnh, TP làm gần 1.700ha tôm nuôi bị bệnh, cao gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2013.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nhận định, các ổ dịch từ đầu năm tới nay chủ yếu xảy ra trên hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và đã được kiểm soát kịp thời. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, các ổ dịch vẫn còn nguy cơ bùng phát trở lại.
Do đó, các địa phương cần tập trung chủ động triển khai công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản đảm bảo chăn nuôi bền vững.
Trong đó cần tổ chức thực hiện các biện pháp đồng bộ phòng chông dịch khác như tuân thủ các quy định về con giống; thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng gia cầm; khuyến cáo áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học; thường xuyên thực hiện vệ sinh tiêu độc môi trường, khu vực chăn nuôi…
Related news

Quýt Bắc Sơn lâu nay đã trở thành thương hiệu, đặc sản của huyện Bắc Sơn nói riêng và Lạng Sơn nói chung. Đã có nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên khá giả nhờ cây quýt và điển hình trong số đó là hộ gia đình ông Đặng Văn Lương tại thôn Hồng Phong 4, xã Chiến Thắng.

Ngày 7.7.2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định (NĐ) số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vay vốn đóng tàu công suất lớn, vươn khơi bám biển khai thác thủy sản (KTTS). Hiện các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh đang chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện.

Có lẽ chẳng ai nhớ cây quýt được trồng ở các xã khu vực phía đông của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) từ khi nào. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quýt đã trở thành cây trồng giúp nhiều hộ dân xã Rã Bản, Đông Viên, Phương Viên, Đại Sảo có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Để đáp ứng quy định nêu trên, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) yêu cầu cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu từ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) nhằm cập nhật các quy định của nước sở tại và tuân thủ đúng khi xuất khẩu các lô hàng cá nuôi vào thị trường này.

Thanh long ruột đỏ là loại cây được trồng phổ biến trên vùng đất gò. Đối với xứ biển, đây là cây trồng được xếp vào diện “lạ”. Dám nghĩ, dám làm, anh Lê Văn Trung (ở thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa, TP.Quảng Ngãi) đã đem giống cây “lạ” này về trồng trên vùng đất cát và đã gặt… “mùa vàng”.