Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khởi Sắc Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè

Khởi Sắc Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè
Publish date: Saturday. July 27th, 2013

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Bến Tre), toàn huyện hiện có 373 bè nuôi cá; tập trung nhiều nhất ở xã Tân Thạch với hơn 30 hộ nuôi, tổng số trên 120 bè và tổng thể tích nuôi gần 15.000m3.

Thời gian qua, các khoản chi phí đầu vào để nuôi cá như: giá thức ăn, thuốc, hóa chất… liên tục tăng, nhưng đầu ra chưa ổn định, giá cá thương phẩm luôn đứng ở mức thấp hoặc giảm giá nên người nuôi không có lợi nhuận cao hoặc bị thua lỗ, cho nên có gần 50% hộ nuôi buộc phải treo bè.

Tuy nhiên, khoảng hai tháng trở lại đây, dọc theo mé sông Tiền, thuộc địa phận ấp 10 - xã Tân Thạch, từ chân cầu Rạch Miễu xuống bến phà Rạch Miễu cũ, những hộ nuôi cá bám trụ kiên trì, không bỏ cuộc bắt đầu có niềm vui trở lại, giá cá thương phẩm tăng lên, người nuôi có lãi cao. Anh Trịnh Công Trung, ở ấp 10, cho biết anh hiện có 6 bè nuôi (5 bè nuôi cá điêu hồng và 1 bè nuôi cá lăng). Các năm trước, anh nuôi bình thường thì lỗ công chăm sóc, nhưng anh vẫn bám nghề. Gần 2 tháng nay, giá cá thương phẩm đột nhiên tăng cao ổn định (từ 41.000-43.000 đ/kg), lượng cá thịt không còn đủ để cung ứng cho thị trường.

Vừa rồi, anh Trung đầu tư 1 bè (150m3), thả nuôi mật độ tối đa là 170 con/m3 mặt nước. Con giống đem về từ các cơ sở ương nuôi tại địa phương và Đồng Tháp, dưỡng lại trong vèo lưới đến khi cá đạt trọng lượng 25-30 con/kg thì tuyển chọn lại thả vào bè nuôi. Anh Trung cho cá ăn thức ăn công nghiệp dạng viên nổi.

Ở giai đoạn cá còn nhỏ (nhỏ hơn 200 gr/con), anh cho cá ăn 3-4 lần/ngày (3-5% trọng lượng thân), giai đoạn 200 gr/con trở lên, cá ăn 2 lần/ngày (2-3% trọng lượng thân). Anh Trung bổ sung men tiêu hóa và Vitamin C vào thức ăn cho cá. Định kỳ 7-10 ngày, anh Trung trộn kháng sinh (được sự cho phép của ngành thủy sản) cho cá ăn liên tục 2-3 ngày để phòng bệnh cho cá.

Sau thời gian nuôi 5 tháng, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR): 1.7 (1,7kg thức ăn/kg cá), tỷ lệ sống: 78%, cá đạt trọng lượng 0,5 kg/con trở lên; anh Trung thu hoạch được 9,75 tấn cá thương phẩm, với giá bán 41.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí, anh Trung có lãi trên 100 triệu đồng (lãi khoảng 12.000 đ/kg cá).

Nuôi cá điêu hồng lồng bè trên sông ngoài tận dụng diện tích mặt nước, còn tạo nguồn thực phẩm thủy sản, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương.


Related news

Tập trung phát triển cây ăn quả Tập trung phát triển cây ăn quả

Những năm trở lại đây, phát huy thế mạnh của địa phương, xã Dương Phong (Bạch Thông) đã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư để tập trung phát triển cây cam, quýt, đưa cây trồng này trở thành chủ lực giúp nông dân nâng cao thu nhập và vươn lên làm giàu.

Sunday. October 25th, 2015
Vui đón mùa quả mới Vui đón mùa quả mới

Đến huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vào thời điểm này, khắp các triền đồi trải dài một màu xanh ngắt của những vườn cam, bưởi xum xuê. Tại một số khu vườn, thấp thoáng người thu hái những trái cam đầu vụ căng mọng, hứa hẹn mùa quả bội thu sau bao ngày dày công chăm sóc.

Sunday. October 25th, 2015
Nhãn Thanh Lương vào mùa Nhãn Thanh Lương vào mùa

Vào những ngày này, trên khắp các ngả đường của hai ấp Thanh An, Thanh Bình, xã Thanh Lương, TX. Bình Long, tỉnh Bình Phước như khoác lên mình một màu vàng của nhãn da bò.

Sunday. October 25th, 2015
Làm giàu nhờ trồng sầu riêng Làm giàu nhờ trồng sầu riêng

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đã tạo cho Tiền Giang 4 mùa cây trái xanh tươi, trĩu quả, phục vụ tích cực cho nhu cầu thị trường trái cây trong nước và xuất khẩu.

Sunday. October 25th, 2015
Vào vụ thu hoạch quýt Vào vụ thu hoạch quýt

Vùng chuyên canh cây cam, quýt tại xã Quang Thuận (Bạch Thông, Bắc Kạn) đang bắt đầu bước vào vụ thu hoạch. Thời điểm này, tất cả người dân đều chú trọng “bám” vườn, vừa thu hái những lứa quả chín sớm, đồng thời phòng ngừa sâu bệnh gây mất năng suất.

Sunday. October 25th, 2015