Khoảng Cách Nông Dân Doanh Nghiệp Ngày Càng Thu Hẹp
Nghiên cứu, phân tích tác động của hội nhập đối với ngành nông nghiệp, nông thôn, vùng nghèo đói đã đưa ra đề xuất chính sách thích hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn.
“Nhìn lại sau 4 năm triển khai, giai đoạn II của Chương trình hỗ trợ kỹ thuật Hậu gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) đã giúp bức tranh của nền kinh tế Việt Nam sáng hơn, nhất là thu hẹp khoảng cách giữa người nông dân (năng lực sản xuất) và doanh nghiệp (nhu cầu tiêu thụ)”.
Đó là nhận định chung của nhiều đại biểu tại Hội nghị tổng kết “Chương trình WTO: Các kết quả và bài học kinh nghiệm” do Bộ Công thương tổ chức cuối tuần qua.
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, đã 7 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO là một chặng đường không dài nhưng hết sức quan trọng của tiến trình hội nhập quốc tế và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Trong khoảng thời gian đó, với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân, từ năm 2009, giai đoạn II của Chương trình hỗ trợ kỹ thuật Hậu gia nhập WTO (viết tắt Chương trình B-WTO) đã tài trợ cho 48 dự án, trong đó có 6 dự án hỗ trợ Bộ NN-PTNT nhằm giải quyết thách thức kinh tế xã hội của hội nhập tới khu vực nông thôn.
Giai đoạn I Chương trình B-WTO (từ tháng 1/2007 - tháng 3/2008). Giai đoạn II (tháng 9/2009 - tháng 3/2014) tài trợ 48 dự án cho 28 đối tượng thụ hưởng. Hiện nay, Chương trình đã giải ngân được 11,67 triệu USD trên tổng số gần 13 triệu USD (chiếm tỷ lệ 89,7%).
Đặc biệt, nghiên cứu, phân tích tác động của hội nhập đối với ngành nông nghiệp, nông thôn, vùng nghèo đói và đã đưa ra đề xuất chính sách thích hợp. Một số đề xuất chính sách của Dự án đã được đưa vào nội dung Dự thảo chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Đại diện cho một nhóm đối tượng được thụ hưởng, ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang chia sẻ, hiệu quả được thể hiện rõ tại An Giang. Đó là chương trình đã giúp đào tạo đội ngũ cán bộ tư vấn và giảng viên để giúp nông dân tuân thủ gần 200 điều trong mục sản xuất lúa theo tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP.
Với mục tiêu ban đầu tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, đồng nhất và thân thiện môi trường, cải thiện thu nhập, ngành nông nghiệp An Giang cũng xúc tiến sản xuất theo mô hình “Cánh đồng lớn”, vận động doanh nghiệp đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu từ 300 - 1.000 ha, trong đó nông dân hình thành các tổ nhóm, chỉ sản xuất đồng loạt 1 - 2 giống lúa.
Kết quả cho thấy trong vụ đông xuân 2013 - 2014, đã có 15 doanh nghiệp trên đất An Giang tham gia ký hợp đồng với nông dân trên tổng diện tích gần 10.000 ha. Mô hình “Cánh đồng lớn” của tỉnh được Bộ NN-PTNT đánh giá cao.
Hay như tại Tiền Giang, Chương trình tập trung hỗ trợ xuất khẩu trái cây tại vùng đất này bằng cách hỗ trợ để tổ chức nhiều buổi tọa đàm, tập huấn về các yêu cầu của thị trường tiêu thụ và xuất khẩu ba sản phẩm chủ lực của tỉnh là thanh long, xoài, nhãn. Cung cấp nhiều thông tin về nhu cầu, giá cả thị trường trong và ngoài nước cho các đối tượng liên quan. Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc ký hợp đồng liên kết tiêu thụ.
Với những hiệu quả đã và đang nhìn thấy từ việc thực hiện Chương B-WTO, đại biểu của hầu hết các Bộ, ngành hy vọng đây sẽ là kinh nghiệm quý báu cho các chương trình hỗ trợ kỹ thuật trong tương lai, giúp mỗi người dân nâng cao nhận thức về cam kết WTO và hội nhập kinh tế quốc tế. Qua đó có thể triển khai đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường, nhanh chóng hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Related news
Phương pháp nuôi này phụ thuộc con giống tự nhiên, chi phí xây dựng cơ bản thấp, chi phí sản xuất hạn chế, nhưng hiệu quả tương đối cao. Có rất nhiều loại đá khác nhau để làm vật bám tùy thuộc vào từng địa phương như đá vôi làm vật bám rất tốt, đá cuội, đá san hô… Kích cỡ đá trung bình 2-4 kg/hòn và dao động từ 1-10 kg/hòn. Đá được chuyên chở bằng thuyền hoặc ghe rải đều trên bãi có hàu giống xuất hiện. Năng suất đạt 0,5-1,5 kg hàu nguyên con/hòn đá.
Tại Hội nghị quốc tế Mối đe dọa về lạm dụng thuốc trừ sâu trong hệ sinh thái lúa - Tìm kiếm giải pháp khắc phục do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Hà Nội vào sáng nay (16/12), các chuyên gia của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) cho biết việc sử dụng thuốc trừ sâu sai mục đích hoặc phun thuốc bừa bãi đã vô tình tiêu diệt nhiều loài thiên địch bắt mồi, làm gia tăng dịch bệnh.
Hiện nay, nấm xanh đang được nhân rộng tại các địa phương và hầu hết bà con nông dân đều quan tâm đến mô hình này. Cán bộ bảo vệ thực vật thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A Nguyễn Thanh Phong cho biết: Được sự hỗ trợ của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, địa phương đã gieo cấy nấm xanh khoảng 15ha lúa Đông xuân tại ấp 3B. Từ thực tế cho thấy, mô hình nấm xanh đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con nông dân trong công tác phòng trừ sâu hại, đặc biệt là không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Theo báo cáo của ngành BVTV và phản ảnh của một số Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc thì tình hình sâu bệnh hại trên cây lạc đang có chiều hướng phát triển mạnh, gây hại nặng trên diện rộng, đặc biệt là những vùng chuyên canh lạc như Ninh Bình, Nghệ An, Bắc Giang, Vĩnh Phúc…
Giống B-TE1 có xuất xứ từ đâu và được các cơ quan chức năng đánh giá như thế nào?