Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Khó vẫn phải làm vì quyền lợi của hội viên

Khó vẫn phải làm vì quyền lợi của hội viên
Author: Trương Hồng
Publish date: Saturday. December 12th, 2015

Thời gian qua, các cấp Hội ND trong tỉnh đã triển khai việc giám sát, thực hiện chính sách pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN như thế nào, thưa ông?

- Qua 2 năm triển khai có sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của cấp trên về chuyên môn, sự phối hợp đồng bộ với các cơ quan, ban ngành ở tỉnh, tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN, nhất là phân bón vô cơ trên địa bàn tỉnh bước đầu có chuyển biến tích cực.

Bên cạnh những mặt đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế như công tác quản lý các hộ kinh doanh phân bón chưa chặt chẽ, vẫn còn hộ không đăng ký mà vẫn kinh doanh VTNN...

Kinh nghiệm được rút ra trong thực hiện giám sát VTNN do Hội ND tỉnh chủ trì trong 2 năm qua là gì?

- Kết quả đạt được chưa nhiều, nhưng cũng rút ra được kinh nghiệm bổ ích là trước hết phải làm thay đổi 1 bước về nhận thức của cấp ủy và chính quyền địa phương về công tác quản lý kinh doanh VTNN.

Giám sát phân bón ở  2 huyện ban đầu rất lúng túng vì hiện ngành công thương quản lý phân bón vô cơ, còn cán bộ hướng dẫn thì lại là người của ngành nông nghiệp, do đó, khi giám sát chính quyền địa phương gặp khó trong phân công người theo dõi báo cáo…

"   Khi các hộ kinh doanh vi phạm, ngoài việc bị xử phạt thì phải bị đưa thông tin vi phạm lên các phương tiện thông tin đại chúng .

T.Ư Hội NDVN cần tăng cường tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác giám sát; ban hành quy trình, biểu mẫu trong giám sát để các cấp Hội thực hiện đạt kết quả tốt hơn.

Ông Trần Thanh Liên

Thông qua giám sát, Hội ND tỉnh chỉ kiến nghị đến các cơ quan chức năng, còn việc giải quyết xử lý, tùy thuộc vào trách nhiệm của các cơ quan đó.

Cái khó là thành viên giám sát không có đủ điều kiện để lấy mẫu phân bón vô cơ, thêm nữa cũng không có kinh phí để đưa đi phân tích kiểm nghiệm xem phân đạt chất lượng hay chưa... 

Để nâng cao hiệu quả giám sát, Hội ND tỉnh có kiến nghị, đề xuất gì?

- Theo tôi, UBND tỉnh cần có văn bản chỉ đạo các Sở, ngành liên quan thực hiện Nghị định 202 của Chính phủ về quản lý phân bón và Thông tư 29 của Bộ Công Thương về quản lý phân bón vô cơ...; phân công cụ thể cho ngành nông nghiệp và công thương để tránh chồng chéo bất cập trong việc quản lý.

UBND tỉnh cũng nên chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát VTNN từ tỉnh đến cơ sở; bố trí kinh phí lấy mẫu, gửi đi phân tích đánh giá chất lượng phân bón khi có dấu hiệu vi phạm.

Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong sản xuất, kinh doanh VTNN, Hội ND tỉnh cho đây là việc làm mới, gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, dù thế nào vẫn phải quyết tâm thực hiện vì quyền, lợi ích của hội viên, ND...”.

Xin cảm ơn ông!


Related news

Hội Nông Dân Tỉnh Sơn La Giúp Nông Dân Tự Xóa Nghèo Hội Nông Dân Tỉnh Sơn La Giúp Nông Dân Tự Xóa Nghèo

"Mọi mục tiêu trợ giúp phải đi đến cái đích cuối cùng là giúp người nông dân (ND) xóa đói nghèo, vươn lên giàu có..." - ông Hoàng Sương - Chủ tịch Hội nông dân Sơn La, tâm sự.

Friday. February 14th, 2014
Hội Nông Dân Xã Hải Phúc Hỗ Trợ Nông Dân Nuôi Trồng Thủy Sản Hội Nông Dân Xã Hải Phúc Hỗ Trợ Nông Dân Nuôi Trồng Thủy Sản

Xã Hải Phúc (Hải Hậu, Nam Định) có trên 60ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng và một số mô hình nuôi cá truyền thống, cá vược. Bám sát chủ trương của Đảng ủy, UBND xã về phát triển nuôi trồng thủy sản trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn”, những năm qua Hội Nông dân (HND) xã đã tích cực tuyên truyền, hỗ trợ cho hội viên phát triển nuôi thủy sản theo hướng bền vững.

Monday. October 27th, 2014
Hội Nông Dân Tỉnh Đưa Nguồn Vốn Ưu Đãi Tới Hội Viên, Nông Dân Hội Nông Dân Tỉnh Đưa Nguồn Vốn Ưu Đãi Tới Hội Viên, Nông Dân

Với nhiều hoạt động thiết thực giúp hội viên nông dân vươn lên phát triển kinh tế, nổi bật là hoạt động ủy thác cho vay vốn, Hội Nông dân tỉnh đã trở thành “cầu nối” quan trọng đưa nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Từ đó góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Friday. December 5th, 2014