Khó Khăn Trong Việc Xuống Giống Không Đồng Loạt

Hiện nay, tình trạng xuống giống tự phát, không đồng loạt đang diễn ra phổ biến ở một số xã trên địa bàn huyện Hồng Ngự. Việc sản xuất cùng một cánh đồng nhưng nhiều trà lúa khi xuống giống không đồng loạt đã gây khó khăn trong công tác quản lý của địa phương cũng như phòng trừ dịch bệnh.
Vụ đông xuân 2014 - 2015, huyện Hồng Ngự có kế hoạch xuống giống gần 12.000ha lúa, chia làm 3 đợt. Đến nay, nông dân trong huyện đã kết thúc xuống giống đợt 2 vào ngày 25/11/2014, với diện tích trên 7.000ha. Diện tích còn lại sẽ tập trung trong đợt 3. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện vẫn còn khoảng 4.000ha lúa vụ 3 đang trong giai đoạn thu hoạch, 180ha lúa đông xuân xuống giống sớm đang giai đoạn làm đòng, trổ chín, số còn lại đang giai đoạn mạ, đẻ nhánh.
Do đó, tình hình sâu bệnh trên cây lúa diễn biến phức tạp, rầy nâu, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá, đạo ôn lá xuất hiện và gây hại trên 1.000ha lúa vụ 3 và lúa đông xuân sớm. Ngoài ra, việc sản xuất tự phát đã gây ảnh hưởng đến mô hình sản xuất quy mô lớn cũng như liên kết tiêu thụ sản phẩm được huyện, địa phương tập trung thực hiện thời gian qua.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187D25/Kho_khan_trong_viec_xuong_giong_khong_dong_loat.aspx
Related news

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, trong năm 2015 này huyện Phù Cát đã quy hoạch vùng sản xuất các loại cây trồng, đồng thời tập trung vận động nông dân chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả đưa vào sản xuất các loại cây trồng cạn.

Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu 11 mặt hàng nông sản chủ yếu (gồm gạo, cà phê, điều nhân, sắn và sản phẩm sắn, cao su, hạt tiêu, chè, rau quả, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm mây, tre, cói, thảm)

Niên vụ cà phê 2014-15 mới qua. Một năm mua bán mới vừa bắt đầu. Nhìn lại hoạt động một năm qua, Hiệp hội Cà phê & Ca Cao Việt Nam cho rằng đây là một niên vụ cà phê “đau buồn”. Thử tìm hiểu lý do vì sao.

Ông Võ Thành Đô, Phó cục trưởng Cục Chế biến nông - lâm - thủy sản và nghề muối cho biết, từ nay đến năm 2020 và định hướng 2030, cả nước chưa cần xây dựng thêm các cơ sở chế biến mới càphê, hồ tiêu, chỉ chú trọng đầu tư bổ sung,...

Vị Xuyên là một trong 3 huyện trọng điểm phát triển cây cam sành của tỉnh Hà Giang. Theo kế hoạch, năm 2015, huyện sẽ trồng mới 200ha cam sành. Trong tháng 7 và tháng 8, Vị Xuyên đã trồng mới được 150ha cam sành trên địa bàn 9 xã, thị trấn, nâng tổng diện tích cam sành lên 480ha.