Khó Khăn Trong Quản Lý Tôm Giống Ở Cà Mau

Ngày 14/2, Sở NN&PTNT Cà Mau tổ chức hội nghị bàn giải pháp cung ứng tôm giống trên địa bàn.
Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước, với 296.551 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm quảng canh 161.932 ha, công nghiệp gần 6.000 ha, quảng canh cải tiến gần 40.000 ha, diện tích còn lại nuôi tôm kết hợp với các đối tượng khác.
Để đáp ứng nhu cầu nuôi, mỗi năm Cà Mau cần khoảng trên 25 tỷ con tôm giống. Tuy nhiên, mỗi năm tỉnh chỉ sản xuất được khoảng 8-9 tỷ con tôm sú, đáp ứng 40% nhu cầu, số còn lại phải nhập từ các tỉnh miền Trung. Từ đó, công tác quản lý con giống gặp nhiều khó khăn, do lượng giống du nhập tỉnh lớn.
Đặc biệt, hiện nay phong trào nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến đang phát triển rất mạnh, nhu cầu con giống lớn, khoảng 25-28 tỷ con trong năm 2014. Trong đó có khoảng 3 tỷ con tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, tỉnh không sản xuất được giống tôm thẻ chân trắng mà phải nhập từ các tỉnh khác. Trong khi đó, Bộ NN&PTNT chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm tra giống tôm thẻ chân trắng.
Thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế tỉnh nhà, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt trên 1 tỷ USD. Mỗi năm cung cấp khoảng 133.900 tấn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, chủ yếu là tôm nuôi.
Related news

Theo Chi cục NTTS hiện bà con nuôi tôm đang tích cực xuống đồng thu hoạch tôm. Sau hai tuần toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hoạch được hơn 30% diện tích nuôi tôm vụ Xuân Hè.

Hơn 2.000 con nhím nuôi đã đến lứa xuất chuồng nhưng tiêu thụ quá khó khăn, các xã viên hợp tác xã (HTX) Hợp Thành (Khu phố Kim Hải, phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa) phải tự đi tiếp thị tìm đầu ra cho sản phẩm.

“Bén duyên” với vùng đất trũng từ năm 2011, mô hình trồng sen lấy hạt được triển khai tại cánh đồng La Băng và Bàu Đan thuộc xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) từ nhiều năm nay đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nhiều hộ nông dân.

Vài năm gần đây, người dân ở nhiều địa phương như Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Kiên Giang nhận thấy cá lóc dễ nuôi và có giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao nên nghề nuôi cá lóc thịt trở nên khá phổ biến...

Việc đốt rơm sau mỗi vụ gặt là tình trạng chung của hầu hết vùng trồng lúa trong tỉnh và ngày càng phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.