Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khó đạt sản lượng ép theo kế hoạch

Khó đạt sản lượng ép theo kế hoạch
Publish date: Tuesday. October 27th, 2015

- Qua hơn 1 tháng vào vụ sản xuất, hiện toàn công ty đã ép được hơn 130.000 tấn mía, trong đó, Nhà máy đường Phụng Hiệp ép hơn 70.000 tấn, còn Xí nghiệp đường Vị Thanh ép được hơn 60.000 tấn.

Về giá thu mua, hiện Casuco mua mía 10 CCS tại cầu cảng Nhà máy đường Phụng Hiệp là 1.030 đồng/kg, tại Xí nghiệp đường Vị Thanh là 1.055 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với cùng kỳ.

Với giá mía hiện tại, người trồng mía bình thường (năng suất đạt 100 tấn/ha) có thể kiếm được nguồn lợi nhuận từ 30-40 triệu đồng/ha, đối với những nông dân canh tác giỏi (thành viên Câu lạc bộ 200 tấn/ha) thì có thể đạt 60-70 triệu đồng/ha.

Nhìn chung, hiện giống mía chín sớm ROC 16 đã được bà con thu hoạch gần dứt điểm, đang chuyển sang giống ROC 13 và các giống thuộc nhóm K. 

Thưa ông, từ đầu vụ sản xuất đến nay, công ty gặp những mặt thuận lợi và khó khăn gì ?

- Về mặt thuận lợi, do công tác chống buôn lậu đường qua các tỉnh biên giới được siết chặt nên giá đường trong nước được ổn định và tăng nhẹ.

Hiện giá đường dao động từ 14.200-14.500 đồng/kg, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ.

Việc giá đường đang ở mức cao kéo theo giá thu mua mía nguyên liệu trong dân cũng cao, từ đó, bà con rất phấn khởi.

Mặt khác, năm nay nước lũ ít nên không có áp lực thu hoạch mía chạy lũ, bà con không đốn mía tập trung mà ưu tiên thu hoạch những giống chín sớm trước, mía đem ra nhà máy đường đều đảm bảo đạt năng suất và CCS, từ đó, doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả, nông dân đạt lợi nhuận cao.

Bên cạnh mặt thuận lợi, trong quá trình sản xuất cũng gặp không ít khó khăn: Bình quân CCS năm nay giảm hơn các năm trước, nguyên nhân là do lũ ít, trong khi cây mía thường đạt chữ đường cao khi nước ngập lên khỏi mặt liếp một ít.

Tiến độ thu hoạch mía có thời điểm rất chậm đã kéo theo tình trạng công ty không có đủ nguồn mía để ép.

Điển hình tại Xí nghiệp đường Vị Thanh, tính từ đầu vụ ép đến nay, xí nghiệp có 5 lần bị đứt nguồn mía nguyên liệu phải tạm ngưng hoạt động.

Nguyên nhân này một phần là do không áp lực đốn mía chạy lũ, một phần bà con có tâm lý neo mía lại chờ giá lên.

Trước khi vào vụ sản xuất, nhiều nhà máy đường vùng ĐBSCL lo ngại sẽ thiếu nguồn mía nguyên liệu sản xuất do diện tích mía giảm và sẽ xảy ra tình trạng tranh giành mua mía, thực tế tại Casuco và vùng mía trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua như thế nào, thưa ông ?

- So với cùng kỳ năm trước, diện tích mía toàn vùng ĐBSCL giảm khoảng 6.000ha (hiện chỉ còn gần 42.000ha), riêng tỉnh Hậu Giang giảm khoảng 1.500ha.

Căn cứ vào tổng công suất ép của nhà máy đường so với diện tích mía hiện tại thì không riêng gì các nhà máy đường vùng ĐBSCL, mà Casuco cũng khó đạt sản lượng ép theo kế hoạch đề ra do không đủ nguồn mía nguyên liệu.

Về việc tranh giành thu mua mía nguyên liệu, từ khi bà con trên địa bàn tỉnh bước vào vụ thu hoạch mía đến nay, thỉnh thoảng vẫn có thương lái ngoài tỉnh đến mua mía trong dân nhưng số lượng không nhiều.

Với giá mía hiện tại, các nhà máy đường trong tỉnh chỉ sản xuất huề vốn, còn các nhà máy ngoài tỉnh đến đây thu mua sẽ gặp nhiều khó khăn do chi phí vận chuyển lớn.

Do vậy, khả năng sẽ không còn thương lái ngoài tỉnh đến Hậu Giang mua mía trong vài ngày tới.

Để tránh tình trạng thiếu hụt nguồn mía nguyên liệu trong quá trình ép như thời gian qua, kế hoạch sản xuất trong thời gian tới của Casuco như thế nào, thưa ông ?

- Trước tiên, chúng tôi sẽ chỉ đạo cho hai nhà máy đường thuộc Casuco không phát huy hết công suất mà đợi mía thuộc nhóm giống K chín (vì giống ROC 16 đã đốn gần hết) sẽ vận động bà con thu hoạch tập trung, khi đó, Casuco sẽ chạy hết công suất.

Riêng một phần còn lại của diện tích các giống mía chín sớm như ROC 16 và ROC 13, nơi nào mía đã đến thời điểm thu hoạch thì khuyến cáo bà con đốn, không nên neo mía chờ giá lên, vì mức giá hiện tại đã có nguồn lợi nhuận hấp dẫn và khả năng giá mía khó tăng hơn trong thời gian tới.

Trường hợp để mía bị trổ cờ thì sẽ gặp nhiều thiệt hại về năng suất và CCS…

Xin cảm ơn ông


Related news

Độc Đáo Trại Nuôi Cá Trên Không Độc Đáo Trại Nuôi Cá Trên Không

Dưới ánh sáng xanh huyền ảo được thiết kế mô phỏng đáy sâu đại dương và trông tựa như một công viên hải dương, những đàn cá mú bình thản lượn lờ trong những bể nước sủi tăm hình tròn bố trí trên tầng thứ 15 của một nhà kho ở Chai Wan, Hồng Kông.

Saturday. May 10th, 2014
Trồng Ớt Xuất Khẩu Cho Thu Nhập Cao Trồng Ớt Xuất Khẩu Cho Thu Nhập Cao

Những năm qua, xã Hoằng Đông (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, điển hình như mô hình ớt xuất khẩu trồng 2 vụ/năm.

Thursday. May 29th, 2014
Khởi Sắc Nhờ Vốn Vay Khởi Sắc Nhờ Vốn Vay

“Không có vốn, nông dân nỗ lực đến mấy cũng đành bó tay. Vùng tôm này ra đời đã hàng chục năm, song mới thực sự khởi sắc dăm ba năm trở lại đây, khi Phòng Giao dịch Hòa Sơn thuộc Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hòa Vang (Đà Nẵng) giải ngân cho vay số tiền lớn”, ông Mai Phước Binh, Chi hội trưởng Chi hội Nghề nghiệp nuôi tôm nước lợ thôn Trường Định, xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang), tổ trưởng tổ vay vốn cho biết.

Friday. May 30th, 2014
Ngư Dân Yên Tâm Bám Biển, Đã Có Kiểm Ngư Hỗ Trợ Ngư Dân Yên Tâm Bám Biển, Đã Có Kiểm Ngư Hỗ Trợ

Lực lượng Kiểm ngư cùng các lực lượng chức năng khác luôn túc trực và sẵn sàng hỗ trợ cho ngư dân hoạt động trên các ngư trường thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Monday. May 12th, 2014
Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn Siêu Nạc Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn Siêu Nạc

Là công nhân cơ khí tại Nhà máy Z195, với đồng lương ít ỏi, không đủ trang trải cuộc sống, anh Trịnh Hồng Hiền ở xã Hợp Châu (Tam Đảo - Vĩnh Phúc) đã nuôi ý định làm giàu trên chính mảnh đất ông cha để lại.

Friday. May 30th, 2014