Khi thương lái Trung Quốc cài bẫy
Không mấy ngày, trên các phương tiện truyền thông đại chúng không có tin thương lái Trung Quốc mua nông sản Việt Nam bằng những cách rất dị biệt: Từ đỉa đến hồ tiêu, nụ hoa thanh long, lá mãng cầu, cau non… Và hiện nay đang là cam non thái lát phơi khô.
Không ai biết họ mua những thứ đó để làm gì? Người đoán nọ, người đoán kia: Như mua hoa thanh long về làm thuốc, mua cau non về cũng là để làm thuốc… cường dương.
Nhiều người ham lợi đã bỏ ra số tiền cực lớn để thu mua, gom vào một số hàng rất lớn. Nhưng rồi thương lái Trung Quốc nhanh chóng biến mất, để lại cho những người mua gom những “trái đắng” khổng lồ.
Qua nhiều thương vụ như vậy, mới đây, nhiều nhà kinh tế đã tổng kết thành quy luật về hành trình thu mua nông sản của những thương lái Trung Quốc trên. Lấy hồ tiêu làm ví dụ chẳng hạn.
Giai đoạn 1: Những thương lái trên sẽ tung tin đồn cần mua một lượng hồ tiêu rất lớn, với mức giá ban đầu đưa ra khá cao, khiến nhiều người ham lợi đi thu gom. Tiếp theo, họ mua một lô hàng khoảng một vài trăm tấn, với giá 175-180 ngàn đồng/kg.
Sau đó đặt mua thêm một ít với giá 185 ngàn/kg, đặt cọc một ít tiền với yêu cầu “mua nhanh, lấy ngay”. Từ đó, tiếng đồn lan ra, nhiều người ham lợi sẽ tung ra một lượng tiền rất lớn để đi gom loại hàng này, vì giá 185 ngàn/kg do thương lái Trung Quốc đặt mua cao hơn rất nhiều so với giá thị trường.
Giai đoạn 2: Những thương lái trên sẽ thổi giá đặt mua hồ tiêu lên mức… trên trời, nhưng lại không mua ngay. Vì hám lợi, nhiều người càng đổ tiền để gom hồ tiêu, chất đống lại chờ thương lái Trung Quốc.
Giai đoạn 3: Đây chính là giai đoạn thương lái Trung Quốc mang số hồ tiêu mà họ đã mua ở giai đoạn 1 ra bán lại cho chính… những người Việt đang đi mua gom hồ tiêu, với cái giá xấp xỉ giá mà họ đã thổi lên đó. Kết quả là họ kiếm được một món chênh lệch không nhỏ. Họ ôm khoản chênh lệch đó và… biến mất.
Hậu quả là hàng trăm người ngồi nhìn đống hồ tiêu chất ngất trong nhà mà không biết giải quyết cách nào. Đã trót thu gom với giá cao rồi, giờ bán lại cho thị trường thì lỗ nặng, mà cũng không bán được.
Tiền mua gom hồ tiêu phần lớn là tiền vay ngân hàng. Để ngày nào chịu lãi ngày nấy. Hồ tiêu còn có hy vọng bán được, dù chịu lỗ, nhưng còn những nông sản khác như nụ hoa thanh long, lá mãng cầu, hay cam non thái lát phơi khô… thì đành đổ đi chứ bán cho ai.
Hiện nay, cam non thái lát phơi khô ở đồng bằng sông Cửu Long đang bị thổi giá lên rất cao, khả năng những người thu gom sẽ gặp cảnh đó là rất lớn.
Mục đích của những thương lái Trung Quốc kia không có gì khác là làm nhiễu loạn thị trường nông sản Việt Nam, và kiếm lợi trên sự nhiễu loạn đó.
Ngoài ra, mục đích phá hoại nền nông nghiệp Việt Nam cũng khá rõ: Thanh long bị bứt nụ, cam bị vặt non… sẽ khiến cho hàng trăm hàng ngàn ha thanh long, cam mất mùa.
Điều đáng ngạc nhiên là, khi được báo chí hỏi, thì nhiều cơ quan có thẩm quyền và cơ quan chức năng ở những địa phương đó thường mới “chỉ nghe nói” và hứa “sẽ kiểm tra”.
Related news
Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở NN-PTNT), năm 2014 tình hình nuôi trồng thủy sản của các địa phương trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có nhiều thuận lợi. Tổng diện tích nuôi trong toàn tỉnh: 7,852ha. Trong quý III, vụ nuôi chính trong năm, các địa phương đã thả nuôi trên diện tích 6.434ha.
Hiện nay, cá chạch được người tiêu dùng ưa thích, thị trường tiêu thụ ổn định. Thành công của mô hình này sẽ là cơ sở để các ngành chức năng của thành phố Cà Mau đánh giá hiệu quả kinh tế, xây dựng quy trình nuôi để chuyển giao và nhân rộng, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
Chăn nuôi phát triển đồng nghĩa với việc lượng chất thải từ chăn nuôi thải ra môi trường ngày càng nhiều. Hiện nay, việc ứng dụng xây hầm biogas vào chăn nuôi nhằm xử lý triệt để nguồn chất thải, tiết kiệm chi phí tiền mua khí đốt, góp phần tích cực giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt khu vực đông dân cư đang được một số địa phương thực hiện, mang lại hiệu quả.
Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, nạn đánh bắt mang tính hủy diệt NLTS vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai diễn ra khá phức tạp. Trên 50 vụ vi phạm được phát hiện, xử lý từ đầu năm đến nay, tịch thu và tiêu hủy 250 cheo lừ xếp mắt lưới nhỏ, 50 bộ kích điện, xử phạt hành chính trên 140 triệu đồng là con số đáng báo động.
Diện tích chè của Hà Giang hiện có 20.305 ha, diện tích cho thu hoạch 16.932 ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt trên 57.598 tấn. Ngành chè đã và đang mang lại đời sống, thu nhập cho hàng chục NGHÌN đồng bào. Tuy nhiên, khảo sát thực tiễn cho thấy đời sống của người làm chè hiện nay vẫn còn thấp, các mối liên kết còn bấp bênh. Rất cần một “cú hích” để ngành chè phát triển đúng với tiềm năng.