Khẩn Trương Phòng Trị Sâu Cuốn Lá Hại Lúa
Tính đến ngày 15/4 đã có hơn 40 ngàn hecta nhiễm, trong đó có 17 ngàn hecta nhiễm nặng, khoảng 43 ngàn ha cần được phun thuốc phòng trừ. Các địa phương bị nặng nhất là Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Sâu cuốn lá nhỏ chủ yếu xuất hiện trên những ruộng cấy sớm, phát triển xanh tốt.
Ngoài ra Cục BVTV cũng dự báo, đầu tháng 5 sẽ có đợt sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 bùng phát, kèm theo là các đối tượng rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn cổ bông sẽ phát triển mạnh có thể phát triển thành dịch trên diện rộng hại nặng lúa đông xuân giai đoạn từ đòng to đến trổ bông. Nếu phòng trừ không tốt và không kịp thời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng lúa cuối vụ. NNVN giới thiệu kinh nghiệm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa hiệu quả của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Bình vụ đông xuân 2006-2007:
Cách nhận biết: Trưởng thành là con ngài nhỏ, thân dài 8-10mm, màu vàng nâu. Cánh có 2 vân ngang hình làn sóng, màu tro. Mép ngoài cánh có viền màu nâu sẫm hoặc xám. Trứng nhỏ màu vàng nhạt, hình bầu dục. Sâu non có 5 tuổi: tuổi 1 dài 1,5-2mm, màu xanh lá mạ non; tuổi 5 dài trên 15mm, màu vàng nhạt. Nhộng có màu vàng nhạt.
Đặc tính sinh học: Ngài có tính hướng ánh sáng, thường vũ hóa và đẻ trứng vào ban đêm, rải rác trên lá lúa. Con cái có thể đẻ tới trên 50 quả trứng. Sâu non mới nở rất linh hoạt, ở tuổi nhỏ thường tạo bao lá ở đầu ngọn hay chui vào các tổ cũ hoặc xếp 2-5 lá ép vào nhau làm tổ. Mỗi con sâu non có thể gây hại từ 5-9 lá. Vòng đời của sâu gồm có: ngài 2-4 ngày, trứng 3-4 ngày, sâu non 18-24 ngày, nhộng 5-7 ngày. Khi đẫy sức sâu cắn đứt 2 mép lá, nhả tơ làm thành bao kín và hóa nhộng trong các bẹ lá gần gốc hoặc ngay trong bao cũ. Sâu cuốn lá gây hại cả thời kỳ mạ và lúa, nhưng phá hại mạnh nhất là thời kỳ lúa đẻ nhánh đến trổ bông. Sâu non ăn diệp lục làm lá bị quăn queo và bạc trắng. Nếu bị hại nặng vào giai đoạn lúa có đòng to đến trổ bông thì tỷ lệ thiệt hại có thể lên tới 30-70% năng suất.
Các biện pháp phòng trừ:
- Chọn loại thuốc trừ sâu: Nên chọn 2 nhóm thuốc đặc trị sâu cuốn lá nhỏ như: Padan 95SP, Gà nòi 95Sp, Patox 95SP (nhóm có hoạt chất Cartap) có tác dụng tiếp xúc, thấm sâu tốt. Nhóm thuốc này có thể trừ được cả pha trứng và sâu non nên hiệu lực kéo dài 4-5 ngày sau phun, tác dụng bằng 2 lần phun các loại thuốc khác. Kinh nghiệm nhiều hộ gia đình sử dụng nhóm thuốc này cho biết do dùng liên tục nhiều năm nên khả năng kháng thuốc của sâu cao, do đó cần phun tăng liều so với hướng dẫn mới có hiệu quả. Các loại thuốc Regent 800WG, Tango 800WG, Rhironin 800WG, Regell 800WG, Finico 800WG…(nhóm Fipronil).
Đây là các loại thuốc mới, hiện sâu chưa quen thuốc nên hiệu lực của thuốc gấp 3 lần so với các loại thuốc thông thường. Thuốc có các tác dụng: tiếp xúc, thấm sâu, nội hấp, hiệu lực thuốc kéo dài 7-10 ngày sau phun và cũng trừ được cả pha trứng của sâu non cuốn lá nhỏ.
-Thời điểm phun tốt nhất khi trứng sâu non nở rộ hoặc ngay sau khi thấy ngớt bướm 2-3 ngày (thăm đồng 2 ngày/lần, xua ngọn lá lúa kiểm tra thấy mật độ ngài giảm đột ngột so với thời điểm ngài ra rộ) hoặc trên những diện tích có mật độ sâu từ 50 con/m2 trở lên.
- Kỹ thuật phun thuốc: Dùng bình bơm có béc tia nhỏ sẽ cho hạt nhỏ, đều. Cho thêm chất bám dính nhằm tăng độ bám dính sẽ tăng hiệu lực của thuốc lên 10-15% (nồng độ, liều lượng thuốc theo hướng dẫn ghi trên bao bì). Nếu mật độ sâu cao, trứng nở kéo dài cần phu nhắc lại lần 2 sau lần 1 khoảng 4-5 ngày.
Related news
Trước tình hình người dân địa phương đang tập trung nuôi tôm thẻ chân trắng và thường thả nuôi với mật độ cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, môi trường ao nuôi dễ biến động và khó quản lý. Để giúp quản lý tốt môi trường ao nuôi, nhằm đảm bảo hiệu quả cho người nuôi tôm, trong năm 2014 Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang đã xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật “Nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với cá rô phi” tại hộ ông Lê Công Dư, xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông với diện tích 0,5ha.
Nhờ đó, tổng công suất tàu thuyền cũng tăng nhanh. Vào cuối năm 2013, tổng công suất đạt khoảng 885.000 CV thì đến cuối năm 2014 đã vượt hơn 1 triệu CV. Chất lượng tàu thuyền đánh cá ở Quảng Ngãi ngày càng hiện đại, phần nào đáp ứng được nhu cầu khai thác hải sản ở các ngư trường xa, như Hoàng Sa, Trường Sa, đem lại hiệu quả lớn.
Do nước ngọt lợ rất thích hợp thả nuôi tôm càng xanh nên 3 năm qua mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh ở huyện Thới Bình phát triển khá mạnh. Tập trung chủ yếu ở các xã: Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Trí Phải, Tân Bằng và xã Thới Bình. Năng suất đạt từ 150 - 200 kg/ha, với giá bán khoảng 150.000 đồng/kg, bà con thu lợi nhuận từ 15 - 25 triệu đồng/ha.
Những ngày đầu năm 2015, khí trời ấm áp sau những ngày giá buốt, trên biển có rất nhiều đàn cá, tôm, mực, ghẹ xuất hiện. Đó là tín hiệu vui cho ngư dân ven biển. Cùng vì vậy, sau những ngày ra khơi, các tàu cá trở về đầy ắp tôm cá, báo hiệu một mùa đánh bắt bội thu...
Khởi nghiệp từ nuôi cá lóc, cá rô đến nuôi ếch, nuôi rắn và anh Đặng Ngọc Sang (xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) còn thành công với mô hình nuôi lươn giống. Nhờ chất lượng lươn giống tốt và sự hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân nên thương hiệu “Lươn giống Hai Đo” đã và đang lan xa trong và ngoài tỉnh.