Quản lý dịch bệnh còn nhiều bất cập
Một số địa phương vài năm không xảy ra dịch nên người dân chăn nuôi lơ là không tiêm phòng cúm gia cầm, không quan tâm đăng ký chăn nuôi, đầu tư chăm sóc nuôi dưỡng, điều kiện chăn nuôi kém. Trong 6 tháng đầu năm đã phát hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm Long Mỹ (Mang Thít), Hòa Lộc (Tam Bình). Các loại dịch bệnh khác xảy ra lẻ tẻ, được điều trị không gây thiệt hại lớn.
Số kiểm dịch trên gia cầm giảm do các công ty kéo dãn thời gian thả nuôi gia công trong các tháng đầu năm. Kiểm dịch đối với thịt gia súc, gia cầm tăng do nhu cầu thị trường, chủ yếu là xuất đi Cần Thơ. Kiểm dịch thủy sản giảm do nghề nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn nên nhiều hộ dân đã treo ao, các công ty thu hẹp quy mô nuôi dẫn đến sản lượng cá giống lưu thông giảm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống không đăng ký kiểm dịch khi vận chuyển.
Related news
Tại Hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 15 - Agroviet 2015 khai mạc tại Hà Nội hôm 7.11, gian hàng của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã thu hút được sự chú ý của nhiều bà con nông dân tham gia góp ý kiến.
Năm 2015, một số hộ nông dân ở thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, sau khi thanh lý vườn cao su già cỗi để chuyển sang loại cây trồng khác đã tận dụng trồng dưa leo. Hiệu quả từ loại cây ngắn ngày này đã mang lại nguồn thu không nhỏ nhờ năng suất cao, dễ tiêu thụ.
“Chăn nuôi bò công nghiệp cần 8-10 năm để chuẩn bị”. Đó là nhận định của nhiều đại biểu tại tọa đàm về phát triển ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Hiệp hội Thịt và Gia súc Australia (MLA) tổ chức ngày 9.11 tại Hà Nội.
Cách đây gần 10 năm, ông Nguyễn Văn Hồng, ở xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh) đã chặt hết hồng xiêm, vải thiều, táo để trồng bưởi Diễn. Ban đầu hàng xóm cho ông là “dở người”, nhưng càng về sau càng thấy việc ông làm mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét.
Có giá đến 200.000 đồng một hạt giống, trội hơn hẳn các loại cây khác trên thị trường, nhưng chuối tài lộc được nhiều nhà vườn thu mua để trồng, chờ bán dịp Tết.