Khai thác cát lòng sông Lô lợi ích của người dân bị bỏ ngỏ đình chỉ tạm dừng khai thác tại 1,51ha đất tranh chấp

Công văn đình chỉ tạm thời 1,51ha tranh chấp của người dân xã Tử Đà với Cty Thái Sơn.
Trước đây, chính quyền sở tại và các ban, ngành liên quan luôn khẳng định 1,51ha đất sản xuất của người dân khu 3, xã Tử Đà nằm trong khu mỏ của Công ty CP Phát triển đầu tư Thái Sơn – Bộ Quốc phòng (Cty Thái Sơn), không phải đất bãi mà là diện tích mặt nước.
Sau loạt bài điều tra, phản ánh sự việc một cách khách quan, chính xác bảo vệ quyền lợi người dân của Báo Kinh tế nông thôn, ngày 7/9/2015, UBND tỉnh Phú Thọ đã có Công văn số 3727/UBND-KT4 về việc tạm dừng hoạt động khai thác cát, sỏi của Cty Thái Sơn tại diện tích 1,51ha thuộc mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, xã Tử Đà, huyện Phù Ninh. Cụ thể:
Một là, yêu cầu Cty Thái Sơn tạm dừng hoạt động khai thác cát, sỏi tại diện tích 1,51ha thuộc mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, khu 3, xã Tử Đà.
Hai là, giao Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Phù Ninh xem xét, xử lý nội dung kiến nghị của các hộ dân liên quan đến diện tích 1,51ha thuộc mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, xã Tử Đà; thống nhất biện pháp giải quyết, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo các nội dung văn bản này đến Cty Thái Sơn và yêu cầu công ty chấp hành việc tạm dừng khai thác khu vực diện tích 1,51ha theo đúng chỉ giới, tọa độ đã kiểm tra và thống nhất.
Ba là, giao Công an tỉnh theo dõi, nắm bắt tình hình, kịp thời xử lý; tăng cường lực lượng tuần tra, phối hợp với chính quyền cơ sở vận động, giáo dục nhân dân chấp hành pháp luật.
Bốn là, yêu cầu UBND huyện Phù Ninh chỉ đạo UBND xã Tử Đà và các cơ quan chức năng của huyện tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động số hộ dân trên chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, không để xảy ra các hành vi quá khích, gây mất an ninh trật tự.
Kịp thời báo cáo với cấp ủy cùng cấp để tăng cường, vận động nhân dân không vi phạm pháp luật, không để xảy ra phức tạp về an ninh trật tự”.
Chỉ đạo là thế, song theo phản ánh của người dân khu 3 có đất sản xuất trong diện tích tranh chấp 1,51ha thì Cty Thái Sơn vẫn đang tiến hành khai thác lén lút.
Thậm chí “khi chúng tôi ra “giám sát” việc thực hiện văn bản chỉ đạo của tỉnh với Cty Thái Sơn thì bị một nhóm khoảng 10 người dồn thuyền chúng tôi lại, trong đó có hai đồng chí công an huyện”, anh K., (xin được giấu tên) cho biết.
Sự việc không chỉ dừng ở đó, cách hành xử của Cty Thái Sơn như thế nào, những chỉ đạo của các cấp chính quyền tỉnh Phú Thọ có “thấu tình đạt lý”, Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục cung cấp thông tin đến bạn đọc.
Related news

Ngày 30-9, tại huyện Phú Lương, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị triển khai Dự án xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể dinh dưỡng để trồng rau, hoa trong chậu.

Từ trước đến nay cá mú, tôm hùm sống đều lệ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch, thường xuyên bị ép giá. Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa đang đi đầu trong cả nước lập một dự án đưa cá mú, tôm hùm xuất khẩu chính ngạch bằng tàu thông thủy…

Trung tâm Giống thủy sản Quảng Nam cho biết, số cá tra giống này được thuần hóa giống bố mẹ lấy từ đồng bằng sông Cửu Long, cho sinh sản tại cơ sở nuôi trồng của trung tâm cách đây 3 tháng. Cá tra là loại thủy sản được nuôi thả phổ biến ở miền Nam và trong những năm gần đây đã được nuôi thành công tại Quảng Nam. Đợt thả cá này mang tính chất thử nghiệm với mục đích qua sự chọn lọc của tự nhiên có thể lưu giữ nguồn gien giống cá tra, góp phần bổ sung nguồn lợi thủy sản của tỉnh.

Nuôi ong mật lâu nay là một trong những nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân xã Động Đạt (Phú Lương - Thái Nguyên) bởi chi phí đầu vào thấp, người nuôi dễ tiếp cận với nghề. Để duy trì nghề nuôi ong mật, Hội Nông dân xã Động Đạt đã thành lập Chi hội Nuôi ong với 26 hội viên. Hàng năm, 500 đàn ong mật của các hội viên Chi hội đã cung ứng ra thị trường từ 10 đến 12 tấn mật.

Chỉ cần điện thoại là hải sản từ nhiều vùng mien sẽ được đóng thùng gửi đến tận nhà trong vòng 1 ngày