Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khai Thác Bền Vững Nguồn Ngao Giống Tự Nhiên Ở Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ

Khai Thác Bền Vững Nguồn Ngao Giống Tự Nhiên Ở Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ
Publish date: Sunday. June 24th, 2012

Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ bên cạnh giá trị là Khu Ramsar đầu tiên của Đông Nam Á còn là nguồn sinh kế trù phú của hàng chục vạn cư dân đang sinh sống tại 5 xã vùng đệm của huyện Giao Thuỷ (Nam Định).

Vào thời gian từ tháng 5 đến tháng 7, vùng ngập nước ở cửa sông Hồng thuộc Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ xuất hiện nguồn ngao giống tự nhiên với quy mô tương đối lớn. Nhân dân địa phương đã tranh thủ khai thác ngao giống để cung ứng cho các khu nuôi trồng quảng canh trong huyện và một số tỉnh lân cận, đem lại nguồn lợi hàng tỷ đồng mỗi năm. Vào thời vụ cao điểm có tới hàng nghìn người và hàng trăm phương tiện thuyền bè lớn nhỏ tham gia khai thác. Năm 2005, thời điểm chưa được quản lý, người dân địa phương đã khai thác được 35 - 45 tấn ngao tổng hợp, thu 5 - 6 tỷ đồng. Tuy nhiên, với phương thức khai thác tùy tiện, có tính tận thu như cào, vét, lưới, chuyển đổi dòng chảy… một số người lợi dụng việc vào vườn để khai thác ngao, thủy sản đã săn bắn, bẫy, lưới chim phá hoại an toàn sinh thái Vườn Quốc gia. Việc khai thác thiếu kiểm soát không chỉ khiến nguồn ngao giống tự nhiên cạn kiệt, mà còn tạo nguy cơ đối với toàn bộ khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, đe doạ nơi cư trú của những loài chim quý hiếm.

Hoạt động khai thác Ngao giống của người dân địa phương.

Trước tình hình trên, sau khi được Bộ NN và PTNT thẩm định và được UBND tỉnh phê duyệt từ năm 2006, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ đã phối hợp với hai xã Giao An và Giao Thiện triển khai Đề án “Khai thác sử dụng khôn khéo và bền vững nguồn ngao giống tự nhiên trên vùng đất ngập nước ở cửa sông Hồng” với mục tiêu kết hợp hài hoà giữa yêu cầu bảo tồn và phát triển, đồng thời thực hiện tốt khuyến cáo của Công ước Ramsar và tiêu chí của Khu dự trữ sinh quyển thế giới là tạo môi trường lành mạnh có sự chung sống hài hoà giữa con người và thiên nhiên. Theo đề án, người dân địa phương chỉ được phép khai thác ngao giống tự nhiên trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 trên vùng đất ngập nước ở khu vực cửa sông Hồng thuộc Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Vùng này là phần đất nổi khi triều kiệt của Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh, có diện tích 700 ha trong tổng diện tích trên 7.000 ha của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Các hộ thuê khoán mặt nước để khai thác ngao giống phải nộp phí và các khoản đóng góp khác. Người dân vào khai thá
c ngao giống chỉ được dùng những phương tiện và công cụ thủ công, có thể dựng lều lán để cư ngụ trong mùa khai thác, hết mùa phải dỡ bỏ để bàn giao nguyên trạng mặt bằng khu vực đất ngập nước cho Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Số người khai thác ngao giống lúc cao điểm bình quân không quá 2 người/ha. Đề án cũng nghiêm cấm các hoạt động khai thác mang tính huỷ diệt như dùng xung điện, thuốc nổ, hoá chất; nghiêm cấm các hoạt động làm thay đổi cảnh quan môi trường như đào đắp làm thay đổi dòng chảy tự nhiên; nghiêm cấm chặt phá cây, săn bẫy chim và các loài động vật hoang dã. Hoạt động khai thác có sự tham gia quản lý của các bên liên quan ở địa phương. Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Giao Thuỷ, ngành thuỷ sản và các đơn vị hữu quan, đôn đốc giám sát việc thực hiện đề án và các quy định hiện hành để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bên cạnh việc thực hiện các chế tài bảo vệ vườn, công tác tuyên truyền, vận động được xác định là yếu tố quan trọng để thay đổi nhận thức, hành vi của người dân địa phương về mục tiêu bảo tồn thiên nhiên ở khu vực Ramsar Xuân Thuỷ. Ông Lê Văn Thuận, xã Giao Thiện, một cư dân đang tham gia khai thác ngao giống tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ cho biết: Do được tuyên truyền, đến nay hầu hết các hộ dân đều hiểu rõ, có ý thức trong việc bảo vệ Vườn Quốc gia. UBND xã và lực lượng Bộ đội Biên phòng tham gia quản lý giám sát nên hiệu quả hơn. Nhưng quan trọng nhất là trong đề án đã xây dựng cơ cấu, đảm bảo quyền lợi công bằng trong cộng đồng khai thác ngao. Đặc biệt, Ban Quản lý Vườn Quốc gia đã triển khai việc đưa các nghề, sinh kế hỗ trợ cư dân địa phương trong thời gian không được khai thác nên người dân đều đồng tình, ủng hộ!

Từ khi được triển khai đến nay, đề án đã đem nguồn thu cho ngân sách địa phương gần 3 tỷ đồng. Việc khai thác ngao giống và các nguồn lợi thủy sản khác đã đi vào nề nếp, không tác động đến mục tiêu bảo tồn chim di trú (chủ yếu vào mùa đông) của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, vì hoạt động khai thác ngao giống chỉ diễn ra vào mùa hè. Hơn nữa, nguồn lợi thuỷ sản nói chung và nguồn ngao giống tự nhiên nói riêng trên thực tế là nguồn có khả năng tự phục hồi cao, nếu không khai thác sẽ gây lãng phí. Trong thời gian tới, Vườn Quốc gia Xuân Thủy sẽ triển khai đề án đến các hộ dân và toàn bộ diện tích khai thác ngao giống, khai thác nguồn lợi thủy sản, nâng cao hơn nữa hiệu quả khai thác gắn với bảo vệ tài nguyên, sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy.

Related news

Xây dựng nhãn hiệu chanh đào Lạng Giang (Bắc Giang) Xây dựng nhãn hiệu chanh đào Lạng Giang (Bắc Giang)

Nhờ trồng chanh đào, nhiều nông dân huyện Lạng Giang (Bắc Giang) có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Friday. July 17th, 2015
Người nuôi tôm hùm lao đao vì trượt giá, lỗ lớn Người nuôi tôm hùm lao đao vì trượt giá, lỗ lớn

Người nuôi tôm hùm Khánh Hòa đang lao đao vì giá giảm chưa từng thấy vào cuối vụ xuất bán. Hiện tôm hùm đã giảm giá từ 500.000 - 600.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.

Saturday. July 18th, 2015
Tử huyệt của ngành mía đường Tử huyệt của ngành mía đường

Trong khi ngành mía đường nhiều nước phát triển vượt bậc, nhất là các nước ASEAN thì ở Việt Nam, ngành này lại yếu về mọi mặt, đặt ra đòi hỏi Chính phủ phải đóng vai trò chính trong vận hành, quản lý…

Saturday. July 18th, 2015
Choáng váng với chùm nho giá gần 200 triệu đồng Choáng váng với chùm nho giá gần 200 triệu đồng

Chỉ vỏn vẹn 26 quả và nặng gần 0,7kg nhưng một chùm nho Ruby Roman mới đây đã được bán với mức giá gần 200 triệu đồng khiến nhiều người choáng váng.

Saturday. July 18th, 2015
Thu hơn 1 tỷ đồng/năm từ cây nho dại Thu hơn 1 tỷ đồng/năm từ cây nho dại

Từ những cây nho dại trồng chơi xung quanh vườn nhà, anh Nguyễn Thường Lang (Khu phố 2, phường Mỹ Hải, TP.Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) đã nhân giống và cung cấp cây giống cho nông dân cả nước, thu về hơn tỷ đồng/năm.

Saturday. July 18th, 2015