Khắc Phục Tình Trạng Cá Tra Ăn Mồi Thất Thường
Theo như ý kiến của nhiều chuyên gia thủy sản, khi cá tra ăn mồi với lượng không ổn định, thường ăn rất trễ trong ngày và có biểu hiện hơi nhát có thể là do tầng đáy ao nuôi bị nhiễm phèn, do trời chuyển lạnh nên nhiệt độ ở tầng nước mặt bị giảm thấp và do chất vẩn hữu cơ lơ lửng trong nước quá nhiều.
Vào mùa khô, cá tra có tập tính sống ở tầng đáy, nơi có nhiệt độ mát mẻ và ít biến động bởi môi trường. Việc hút bùn đã làm xáo trộn nền đáy, tức làm động nơi cư trú của chúng, nên có thể chúng bị sốc dẫn đến sức ăn bị yếu đi. Việc cá thích ăn vào buổi trưa hoặc chiều khi tiết trời lạnh có thể cũng là do tập tính sống đáy vào mùa khô chi phối, nên khi ánh sáng mặt trời đốt nóng tầng mặt thì cá mới chịu lên ăn.
Để khắc phục hiện tượng này, vào những ngày trời se lạnh thì cần thiết giảm lượng cho ăn và cho cá ăn vào thời điểm nhiệt độ nước ao có sự cân bằng giữa tầng mặt và tầng đáy, khoảng giác trời đứng bóng về chiều. Khi hút bùn đáy ao xong, cần xử lý nền đáy và xử lý cho nước ao trong trở lại mới cho ăn, bởi vì nếu cá phải sống và bắt mồi ở vùng có tích tụ nhiều chất thải và khí độc thì dễ xảy ra hiện tượng cá mất đi hứng thú bắt mồi. Bên cạnh đó, nếu cá bắt mồi trong vùng nước nhiễm bẩn, cũng sẽ tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập vào nội tạng.
Thuốc xử lý nước có thể dùng: Biotuff (10kg) và Polymax (0,2kg) pha nước tưới cho 1.000m2 ao/ngày. Thuốc trộn vào thức ăn để tăng tiêu hoá và kích thích cá thèm ăn, có thể dùng: Compac (1kg) + Doxalase (0,5kg) + Vitalec fish+ (1kg) + Dầu gan mực (2kg) trộn cho 1 tấn mồi, liên tục 7 ngày. Để phòng bệnh, cần thường xuyên trộn Vitamin C vào các bữa ăn của cá cũng giúp cá giảm stress.
Related news
Theo như ý kiến của nhiều chuyên gia thủy sản, khi cá tra ăn mồi với lượng không ổn định, thường ăn rất trễ trong ngày và có biểu hiện hơi nhát có thể là do tầng đáy ao nuôi bị nhiễm phèn, do trời chuyển lạnh nên nhiệt độ ở tầng nước mặt bị giảm thấp và do chất vẩn hữu cơ lơ lửng trong nước quá nhiều.
Những tín hiệu vui về xuất khẩu thủy sản đã phần nào vực dậy nghề nuôi cá tra trầm lắng trong mấy tháng qua. Nhiều chủ hộ còn lưng đồng vốn đã khởi động cho vụ nuôi mới trong niềm hân hoan và hy vọng. Nhưng vẫn không ít nông dân rất băn khoăn là không biết nuôi như thế nào để đạt hiệu quả cao.
Ngày 28/9/2010, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp đã mở lớp tập huấn “Chăm sóc, quản lý, phòng trị bệnh nhằm giảm giá thành trong nuôi cá tra” giúp người nuôi có lãi.
Đó là kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Tuấn (ấp Bình Thành, xã Phú Bình, huyện Phú Tân, An Giang), qua nhiều năm ứng dụng quy trình nuôi cá tra sạch có sử dụng chế phẩm vi sinh giảm chi phí đầu tư, cá đạt tiêu chuẩn sạch xuất khẩu.
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng thủy sản được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Cá sống chủ yếu ở vùng nước ngọt. Tuy nhiên, cá có khả năng sống ở trong môi trường nước có độ muối dưới 10 phần ngàn và có độ pH > 4. Cá tra là đối tượng nuôi chủ lực ở vùng ĐBSCL.