Khắc phục tác động xấu môi trường, mở rộng diện tích nuôi tôm sú vụ 2
Nguyên nhân sản lượng tôm giảm mạnh, do thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, môi trường ao nuôi biến động làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi, một số bệnh hoại tử gan tụy, phấn trắng, đường ruột… làm 450 triệu con giống tôm sú bị thiệt hại (chiếm 22,75%), diện tích 4.242 ha (chiếm 22%); 513 triệu con giống tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại (chiếm 22,5%), diện tích 959 ha (chiếm 23,2%).
Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhận định: Ngoài các yếu tố thời tiết, môi trường diễn biến bất lợi… làm cho một số diện tích nuôi tôm trong những tháng đầu vụ bị thiệt hại, cùng với việc giá tôm sú, tôm thẻ chân trắng bị sụt giảm, nhất là giá tôm thẻ chân trắng sụt giảm mạnh người nuôi không có lãi nên nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng chuyển sang nuôi tôm sú.
Từ nay đến cuối năm khắc phục tác động bất lợi thời tiết, nông dân nên chủ động quản lý tốt môi trường, mở rộng diện tích nuôi tôm sú ở những vùng hội đủ điều kiện.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, dự kiến đến cuối năm 2015, sản lượng tôm nuôi đạt khoảng 80 - 90% kế hoạch đề ra.
Related news
Sau những chuyến tham quan các mô hình trồng cây ăn trái ở nhiều vùng quê trong nước, năm 2005, ông Nguyễn Văn Nuôi ở bon Păng Sim, xã Trường Xuân (Đắk Song - Đắk Nông) đã mạnh dạn trồng 180 cây vải thiều lai trong vườn rẫy của gia đình, tương đương khoảng 1 ha.
Với điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, một số nông dân ở xã Tân Hòa (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) đang phát triển nghề làm vườn với chủ lực là cây xoài cát Hòa Lộc.
Bằng kinh nghiệm và biết áp dụng kỹ thuật mà nhiều nhà vườn ở huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã xử lý cam ra trái mùa nghịch, bán được giá ,tăng thu nhập cho gia đình.
Thanh long đang vào mùa chính vụ và giá liên tục giảm trong những ngày qua. Mặc dù người trồng chấp nhận bán giá thấp nhưng cũng không dễ tìm đầu ra. Bài toán nan giải về chuyện thanh long rớt giá vào mùa thu hoạch chính vụ lại được đặt ra cho ngành chức năng.
Theo số liệu của UBND tỉnh Vĩnh Long, đến nay người dân đã đốn bỏ 1.908ha nhãn nhiễm bệnh chổi rồng đã già cỗi, khó phục hồi để chuyển sang giống nhãn khác hoặc cây trồng khác.