Tập Trung Sản Xuất Lúa Chất Lượng Cao

Bằng nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp của tỉnh, huyện, vụ hè thu và vụ thu đông, Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã cung ứng 4.800 kg giống lúa chất lượng cao gồm: OM 4900, OM 10041, OM 6976 và OM 8017 cho các xã Phong Mỹ, Ba Sao, Tân Nghĩa, Mỹ Thọ, Phương Trà và Gáo Giồng để nhân giống trên diện tích 40 ha.
Gắn với công tác nhân giống, Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh còn thực hiện 3 mô hình “Công nghệ sinh thái” với 25 ha có 11 hộ nông dân ở xã Gáo Giồng và Phương Thịnh tham gia. Từ đó, giúp nông dân trồng thêm các loại cây như: đậu bắp, mè, sao nhái, hướng dương trên các bờ đê để thu hút thiên địch, hạn chế thuốc hóa học, bảo tồn thiên địch, bảo vệ môi trường sinh thái.
Mô hình “Giúp nhà nông chăm sóc cây trồng” trên cây lúa (diện tích 0,5 ha có 1 hộ ở xã Gáo Giồng thực hiện). Nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong quy trình canh tác và phòng trừ dịch hại, giúp nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý và hiệu quả, giá thành sản xuất 2.183 đồng/kg lúa, giảm 967 đồng/kg so với sản xuất truyền thống đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân. 4 mô hình cánh đồng mẫu lớn (diện tích 473 ha ở các xã Tân Nghĩa, Gáo Giồng và Mỹ Thọ) cho năng suất bình quân 75 tạ/ha, cao hơn so với sản xuất truyền thống 3 tạ/ha; giá thành 3.300 đồng/kg lúa, giảm 256 đồng so với ngoài mô hình.
Do sản xuất cùng một loại giống trên một cánh đồng, lúa hàng hóa tập trung, quy mô lớn nên dễ bán và bán được giá cao, góp phần tăng năng suất và tăng lợi nhuận trên 20 triệu đồng/ha, cao hơn so với sản xuất bình thường trên 5 triệu đồng/ha.
Related news

Con cá tra trượt dốc lần này không chỉ làm cho đại gia nuôi cá chết ngộp mà còn kéo theo hàng loạt nhà máy sản xuất thức ăn cho loại cá này cũng chết theo.

Nuôi kỳ đà đang là cơ hội lớn cho nông dân. Theo những hộ nuôi kỳ đà, cơ quan khuyến nông cần xây dựng mô hình nuôi kỳ đà để chuyển giao kỹ thuật rộng rãi, bởi nuôi kỳ đà có nhiều triển vọng.

Nắng tháng năm trên vùng đất Tây Nguyên dường như nóng hơn bởi cơn sốt chặt bỏ hàng trăm ha cà phê, thậm chí nhổ tung cả vườn đang thu hoạch để thay thế bằng hồ tiêu của nhiều hộ dân.

70 cán bộ hội ND, trong đó có 40 cán bộ chủ chốt hội cơ sở trong tỉnh nhiệm kỳ 2012-2017 vừa được Trường Cán bộ Hội ND triệu tập để trang bị kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành của hội năm 2012.

Thành phố Hải Phòng không có làng nghề truyền thống nào về nghề rèn, những hộ cá lẻ chuyên làm nghề này cũng ít. Với anh Tiêu Đức Lâm, đây là nghề tay trái, nhưng lại được nhiều người suy tôn là “vua rèn”, bởi tay nghề có hạng và sự mẫn cán của anh trong công việc.