Khắc phục tác động xấu môi trường, mở rộng diện tích nuôi tôm sú vụ 2

Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, cho biết: Trong tháng 8/2015, nông dân các huyện ven biển thả nuôi 167 triệu con tôm sú, diện tích 527 ha, hơn 510 triệu con tôm thẻ chân trắng, diện tích 810 ha. Nâng tổng số đến nay toàn vùng thả nuôi 1,97 tỷ con tôm sú, diện tích 19.125 ha; 2,28 tỷ con thẻ chân trắng, diện tích 4.139 ha.
Sản lượng thu hoạch đến tháng 8/2015 là 19.724 tấn/40.425 tấn (8.049 tấn tôm sú, 11.675 tấn tôm thẻ chân trắng), đạt 48,7% kế hoạch, giảm hơn 9.100 tấn (tôm sú 1.856 tấn, tôm thẻ 7.195 tấn) so cùng kỳ.
Nguyên nhân sản lượng tôm giảm mạnh, do thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, môi trường ao nuôi biến động làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi, một số bệnh hoại tử gan tụy, phấn trắng, đường ruột… làm 450 triệu con giống tôm sú bị thiệt hại (chiếm 22,75%), diện tích 4.242 ha (chiếm 22%); 513 triệu con giống tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại (chiếm 22,5%), diện tích 959 ha (chiếm 23,2%).
Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhận định: Ngoài các yếu tố thời tiết, môi trường diễn biến bất lợi… làm cho một số diện tích nuôi tôm trong những tháng đầu vụ bị thiệt hại, cùng với việc giá tôm sú, tôm thẻ chân trắng bị sụt giảm, nhất là giá tôm thẻ chân trắng sụt giảm mạnh người nuôi không có lãi nên nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng chuyển sang nuôi tôm sú.
Từ nay đến cuối năm khắc phục tác động bất lợi thời tiết, nông dân nên chủ động quản lý tốt môi trường, mở rộng diện tích nuôi tôm sú ở những vùng hội đủ điều kiện.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, dự kiến đến cuối năm 2015, sản lượng tôm nuôi đạt khoảng 80 - 90% kế hoạch đề ra.
Related news

Vài năm gần đây nhiều nông dân xã Phú An (Cai Lậy) thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ trồng chanh bông tím, trong đó có ông Nguyễn Văn Tám ở ấp 6.

Giữa rừng đước xanh um, tôm giống được thả xuống. Không cần cho ăn, không dùng thức ăn tăng trưởng, không thuốc kháng sinh trị bệnh, người nuôi chỉ dọn dẹp xung quanh thật sạch và đảm bảo 50-60% rừng trên tổng diện tích nuôi tôm là có tôm sạch.

Theo lời giới thiệu của chủ tịch UBND xã Hà Lương, chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của anh Nguyễn Hồng Quang, hội viên hội nông dân chi hội 4 của xã. Được biết trong những năm gần đây, với ý chí quyết tâm làm giàu và dám nghĩ dám làm, anh Quang đã mạnh dạn lập mô hình nuôi con đặc sản và cho thu nhập cao.

Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.

Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của các tổ chức quốc tế, tỉnh ta đã thực hiện dự án đa dạng hóa nông nghiệp-một trong những dự án chuyển đổi sản xuất cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Năm 2002, 42 hộ gia đình dân tộc Bahnar của làng Mrăh (xã Kdang, huyện Đak Đoa) được hỗ trợ cho vay vốn, cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cao su. Đến nay toàn bộ 88 ha vườn cây đã thu hoạch được 4 năm, đem lại nhiều đổi thay trong đời sống của dân làng.