Hỗ Trợ 2 Tỉnh Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản
Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 80 tấn hóa chất sát trùng Chlorine thuộc hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ 2 tỉnh: Bến Tre và Trà Vinh phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, mỗi tỉnh sẽ được xuất cấp 40 tấn hóa chất.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc xuất cấp, quản lý và sử dụng số hóa chất nêu trên phải thực hiện theo quy định hiện hành.
Thời gian gần đây, do điều kiện thời tiết, môi trường không thuận lợi làm cho dịch bệnh trên tôm phát sinh và gây thiệt hại đáng kể cho các hộ nuôi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Được biết, tính đến ngày 20/3, diện tích thiệt hại ở tỉnh Bến Tre là 219 ha, chiếm 11,5% tổng diện tích thả nuôi. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do Hội chứng hoại tụy cấp tính (AHPND), đốm trắng, hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô.
Tại Trà Vinh, từ đầu tháng 3/2014 đến nay, dịch bệnh trên tôm có xu hướng tăng, đặc biệt là với tôm chân trắng, gây tổn thất lớn cho các hộ nuôi. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) hóa chất sát trùng Chlorine để giúp 2 tỉnh phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 120 tấn hóa chất sát trùng Chlorine để hỗ trợ tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Related news
“Nhờ bỏ nghề may chuyển sang nuôi gà mà đến năm 2000, tôi đã tậu được xe hơi gần 1 tỷ đồng, xây một căn nhà trị giá 400 triệu đồng. Năm 2014 vừa qua, gia đình tôi lại xây thêm căn biệt thự này trị giá hơn 3 tỷ đồng...”.
Cá lóc giờ đây đã trở thành đối tượng nuôi quen thuộc của người dân Nam bộ. Có rất nhiều hình thức nuôi cá lóc nhưng phổ biến nhất là nuôi thâm canh trong ao đất với năng suất lên đến hàng trăm tấn/ha.
Hàng năm cứ vào khoảng giữa tháng 8 đến cuối tháng 10 dương lịch là thời điểm ngư dân trên địa bàn xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau bắt tay vào mùa khai thác cá cơm.
Đây là một hoạt động thường xuyên của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tăng khả năng tái tạo nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên.
Hiện nay, toàn tỉnh Nam Định có gần 16 nghìn ha nuôi trồng thủy sản (NTTS), trong đó diện tích ao đầm nuôi thủy sản nước mặn, lợ tập trung chủ yếu ở 3 huyện Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng; nuôi thủy sản nước ngọt nằm xen kẽ rải rác ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Mặc dù lĩnh vực này phát triển khá mạnh nhưng việc thực hiện công tác thú y thủy sản còn nhiều hạn chế.