HBin Niê giàu nghị lực và đẹp tấm lòng
Nhà văn hóa cộng đồng buôn Tring xây dựng trên mảnh đất gia đình chị H'Bin (trái) hiến tặng.
“Trước đây, gia đình mình rất khó khăn, làm quần quật ngày đêm mà vẫn không đủ ăn.
Do đó mình luôn trăn trở, suy nghĩ tìm cách thoát nghèo.
Tuy nhiên, vì thiếu kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi nên dù đã rất cố gắng, việc sản xuất của gia đình vẫn không hiệu quả lắm.
Từ khi sinh hoạt tại Hội ND, mình đã được tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, được tham quan, học hỏi các mô hình làm ăn hiệu quả và mạnh dạn áp dụng vào chăn nuôi, trồng trọt, nhờ đó thu nhập của gia đình tăng lên.
Hiện trung bình mỗi năm, mình thu nhập khoảng 200 triệu đồng từ trồng cà phê, lúa, chăn nuôi heo” - H’Bin tâm sự.
Hơn 5 năm trước, mặc dù cuộc sống chẳng mấy khá giả nhưng trước nhu cầu về chỗ sinh hoạt chung của buôn, gia đình chị H’Bin đã không ngần ngại phá bỏ gần 100 cây cà phê kinh doanh, hiến 800m2 đất cho địa phương xây nhà văn hóa cộng đồng.
Mấy năm nay, khi chồng bị tai nạn liệt tay chân, chị H’Bin phải gánh vác mọi việc nặng nhọc trong nhà.
Thế nhưng dường như điều ấy chẳng khiến chị nao núng.
Chẳng những lo chu toàn cho gia đình, H’Bin còn tích cực tham gia công tác xã hội.
Với vai trò là cán bộ mặt trận thôn, chị luôn xông xáo tham gia vận động tuyên truyền, giúp bà con vươn lên thoát nghèo.
Hàng năm, chị còn nhận giúp đỡ một hộ nghèo trong buôn bằng cách cho vay vốn không lấy lãi.
Trước đây, gia đình H’Sut Mlô rất nghèo khó.
Sau khi được chị H’Bin cho mượn 15 triệu đồng, H’Sut đã mua heo giống về nuôi.
Từ đấy kinh tế của gia đình H’Sut dần được cải thiện và đến cuối năm 2014 thì đã thoát nghèo.
“Chị ấy không chỉ cho vay vốn không lấy lãi mà còn chỉ cho mình cách làm ăn.
Nhờ thế gia đình mình đã thoát khỏi khó khăn” - H’Sut nói.
Với những nỗ lực đó, nhiều năm qua gia đình H’Bin luôn được đánh giá là tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương.
Mới đây, H’Bin vinh dự được cử đi dự Đại hội Thi đua yêu nước và biểu dương Nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV tại Hà Nội.
Related news
Theo đánh giá của huyện, trong 6 tháng qua, tình hình nuôi tôm biển cực kỳ khó khăn, tôm chết hàng loạt dẫn đến nhiều thiệt hại lớn cho người nuôi. Năm nay, tiến độ thả giống nuôi tôm biển rất chậm, toàn huyện chỉ thả khoảng 13.000 ha so kế hoạch 16.000 ha, đạt 85% kế hoạch năm, so cùng kỳ giảm 14% (2.231 ha).
Phòng chống dịch bệnh thủy sản đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong bối cảnh nước ta tiếp tục đẩy mạnh XK và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, thú y thủy sản ở các địa phương lại chưa thống nhất và xuyên suốt, thiếu đội ngũ cán bộ, thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế chính sách về thú y thủy sản... Hàng năm, dịch bệnh vẫn xảy ra ở nhiều địa phương và người nuôi thủy sản vẫn phải âm thầm chịu đựng tổn thất!
Tận dụng tối đa diện tích đất cho phép sử dụng/tổng diện tích đất rừng được nhà nước giao khoán để nuôi trồng thủy sản (TS), người dân huyện An Minh (Kiên Giang) đã liên tiếp giành được thắng lợi trong từng mùa vụ.
Mô hình trồng nhãn xen cây màu cho thu nhập trên 50 triệu đồng/vụ của anh Hoàng Ngọc Chung ở thôn Bản Nhuần I - xã Quảng Chu (Chợ Mới, Bắc Kạn) đang được xem là cách làm mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao và cần được nhân rộng.
Đến vùng đất cổ Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội ai cũng biết đến mô hình chăn nuôi gà Mía hiệu quả nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học của ông Nguyễn Quốc Quân (60 tuổi), người gắn liền với thương hiệu này nhiều năm nay.