Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ca Cao UTZ Lợi Đủ Đường

Ca Cao UTZ Lợi Đủ Đường
Publish date: Thursday. March 22nd, 2012

KHOÁI TRỒNG "CA CAO UTZ" 
Gia đình ông Nguyễn Hoàng Sơn, ngụ ấp Hòa Thành, Chợ Gạo, Tiền Giang là một trong số hàng trăm hộ trong xã tham gia trồng ca cao theo tiêu chuẩn quốc tế UTZ Certified. Ông cho biết: Trước đây chỉ trồng có dừa thu nhập rất thấp. Nhưng khi tham gia chương trình trồng ca cao sạch, hữu cơ xen dừa thì cuộc sống gia đình khấm khá hẳn lên. 
Với 1ha ca cao xen dừa, mỗi tháng ông Sơn thu được 4- 5 tạ trái tươi bán với giá 4.650 đ/kg, được bao tiêu sản phẩm 100%. Hiện giá thị trường chỉ 4.000 đ/kg, nhưng ca cao của ông trồng theo UTZ nên được thưởng thêm mỗi ký 650 đồng (cao hơn 16% giá thị trường). 
Tương tự, nông dân Nguyễn Văn Phi, ngụ cùng ấp Hòa Thành khẳng định: “Trồng ca cao theo UTZ chẳng quá khó khăn, giá bán lại cao, môi trường sạch sẽ và tốt cho người dùng nên gia đình ủng hộ tham gia ngay từ năm 2005. Hiện 8.000 m2 ca cao trồng xen dừa của tôi chỉ sử dụng phân chuồng, phân xanh và không phun xịt bất cứ loại thuốc BVTV nào nên cứ thu hoạch là được bao tiêu hết, mỗi năm gia đình tăng thêm thu nhập vài chục triệu đồng so với độc canh cây dừa trước đây”. 
Cùng với hai hộ nông dân trên, tại Chợ Gạo đã có hàng trăm gia đình khác đạt hiệu quả kinh tế cao từ trồng ca cao UTZ xen vườn dừa. HTX Ca cao Chợ Gạo là nơi tập hợp đông đảo các nông hộ trồng ca cao theo chuẩn quốc tế. Mới đây HTX được cấp Giấy chứng nhận SX ca cao UTZ Certified.

Cụ thể, trong tổng số 423 nông hộ trồng ca cao trong vùng dự án, đến nay đã có 255 hộ với 147 ha ca cao được công nhận SX theo tiêu chuẩn quốc tế UTZ. Để đạt được Giấy chứng nhận UTZ các nông hộ phải SX ca cao theo bộ nguyên tắc hữu cơ của UTZ Certified, trong đó áp dụng 72/174 tiêu chí bắt buộc phải thực hiện trong năm thứ nhất. 
Các tiêu chí nhấn mạnh đến nghĩa vụ bảo vệ cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, giấy chứng nhận này chỉ có giá trị trong vòng 1 năm. Vì thế, để đảm bảo có thị trường tiêu thụ ổn định, vấn đề quản lý chất lượng mang tính lâu dài, bền vững sẽ phải được các địa phương quan tâm triển khai liên tục. 
Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Văn Nhàn, Chủ tịch UBND xã Hòa Định cho biết: “Do thấy được hiệu quả kinh tế của trồng ca cao sạch, chất lượng cao nên cả xã đều đồng lòng quyết tâm thực hiện nâng diện tích ca cao đạt chuẩn ra toàn xã. Chỉ tính trong khoảng hơn 1 năm qua, Hòa Định đã có thêm 100 ha ca cao xen dừa, nâng tổng diện tích lên 450 ha, trong đó có 150 ha được chứng nhận UTZ”. 
Ông Nhàn cũng khẳng định, kể từ năm 2005, thời điểm xã Hòa Định tham gia trồng ca cao, đến nay mỗi ha ca cao xen dừa cho thu nhập tăng khoảng 30%. Đặc biệt, trái ca cao Chợ Gạo được đánh giá có chất lượng và mùi thơm rất đặc trưng nên được các DN thu mua bao tiêu với giá tốt. “Đây chính là điểm thuận lợi để nông dân phấn khởi tự nguyện đẩy mạnh mở rộng diện tích ca cao UTZ, đi đầu trong phát triển ca cao sạch, an toàn, bền vững trong cả nước”, ông Nhàn nói. 
ĐẦU RA RỘNG MỞ 
Ông Nguyễn Văn Tám, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Chợ Gạo cho biết, việc nông dân quan tâm phát triển ca cao sạch, hữu cơ, theo tiêu chuẩn quốc tế là do hiệu quả của chương trình UTZ. Trồng ca cao xen dừa không ảnh hưởng đến quỹ đất, đồng thời tăng năng suất cây dừa và tạo ra nguồn thu nhập lớn từ ca cao gấp khoảng 2 lần nếu chỉ trồng mỗi dừa. 
Việc đẩy mạnh trồng ca cao đạt UTZ giúp nông dân có sản phẩm chất lượng, tăng thu nhập, thị trường tiêu thụ ổn định. Đặc biệt Cty Cargill đã cam kết thu mua 100% ca cao chứng nhận UTZ với giá cao. Cty Halba của Thụy Sĩ, Cty Ritter Sport cũng đã cử chuyên gia ca cao đến tìm hiểu diện tích trồng ca cao hữu cơ tại Việt Nam và cam kết sẽ thu mua với giá tốt với yêu cầu phải đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế… 
Nhiều nông dân sau vài năm trồng ca cao đã khẳng định, loài cây này trước đây được coi là một cây trồng phụ xen trong các loại cây trồng khác nhằm tận dụng đất trồng và tăng thu nhập cho bà con. Nhưng với giá cả khá và thu nhập ổn định, lại dễ trồng, dễ chăm sóc, cây ca cao (đặc biệt là diện tích đạt UTZ) sẽ trở thành cây trồng chủ lực của bà con. 
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của người dân trồng ca cao hiện nay là dịch hại từ sóc hoang đang hoành hành dữ dội và nguy cơ mất kiểm soát nếu không có biện pháp hữu hiệu để phòng trừ. Ông Nguyễn Văn Nhàn, Chủ tịch UBND xã Hòa Định khẳng định: “Có tới 50% sản lượng ca cao của xã bị sóc hoang phá hại. Người dân cũng đã dùng đủ mọi cách để diệt trừ, đặt bẫy nhưng vẫn không hiệu quả. Chúng tôi coi sóc là loại dịch hại chính làm giảm hiệu quả từ vườn ca cao nhưng đến nay bên ngành BVTV vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu nào để xử lý”.

Ông Nguyễn Văn Tám, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Chợ Gạo:

"Vài năm trở lại đây, đàn sóc hoang dã tăng gấp 2- 3 lần. Trước đây cơ quan chức năng cho người dân dùng súng hơi để diệt thì hiệu quả rất rõ. Nhưng do dùng súng rất nguy hiểm nên chính quyền không cho sử dụng nữa.

Vì vậy đàn sóc tăng rất mạnh, khó kiểm soát. Hiện người dân vẫn sử dụng các biện pháp như bẫy chuột truyền thống, dùng bẫy thòng lọng hoặc treo chuông gió (bằng lon bia, nước ngọt)… để xua đuổi, hạn chế sự phá hoại của lũ sóc hoang."


Related news

Bạc Liêu Có Hơn 3.800ha Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Được Khắc Phục Bạc Liêu Có Hơn 3.800ha Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Được Khắc Phục

Theo Sở NN&PTNT, đến thời điểm này diện tích có tôm thả nuôi trong toàn tỉnh Bạc Liêu là 84.000ha. Trong đó, tôm nuôi theo mô hình thâm canh và bán thâm canh 6.277ha. Trong tuần qua, nông dân đã thu hoạch 53.436ha tôm nuôi, sản lượng đạt gần 1.500 tấn. Sau khi thu hoạch, nông dân tiếp tục cải tạo ao vuông và thả tôm nuôi hơn 19.200ha. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên đã có 5.408ha tôm nuôi bị thiệt hại.

Sunday. November 9th, 2014
Xây Dựng Trang Trại Nuôi Cá Nước Lạnh Trong Rừng Phòng Hộ Đầu Nguồn Đa Nhim Xây Dựng Trang Trại Nuôi Cá Nước Lạnh Trong Rừng Phòng Hộ Đầu Nguồn Đa Nhim

Công ty TNHH liên doanh Thung Lũng Nắng đang tiếp tục đầu tư hoàn thành Dự án Trang trại nuôi cá “Thung lũng cầu vồng” tại xã Đạ Sar và xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Với tổng nguồn vốn 1,7 triệu USD, trên địa bàn 2 xã này, công ty thực hiện dự án trên 100ha rừng thuộc Khoảnh 3, Tiểu khu 115 và các Khoảnh 3, 7, 8, 9, Tiểu khu 99, Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim.

Sunday. November 9th, 2014
Gặp Gặp "Vua Nuôi Tôm" Ở Tuần Châu

Năm 14 tuổi, anh Trần Trọng Hoài ở khu 1, phường Tuần Châu (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã lặn lội về quê gốc tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) để học nghề nuôi trồng thuỷ sản. Năm 1993, trở về Tuần Châu, anh nhận thấy tại khu vực Nuỗng Đầm có thể cải tạo để nuôi thuỷ sản. Anh đã xin chính quyền cấp cho 10ha để phát triển kinh tế.

Sunday. November 9th, 2014
Đồng Hành Cùng Người Dân Vùng Khó Đồng Hành Cùng Người Dân Vùng Khó

Sau hơn 5 năm triển khai, dự án biến đổi khí hậu (BĐKH) do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ đã được Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (thuộc Trường Đại học Nông lâm Huế) triển khai có hiệu quả trên nhiều vùng đất bạc màu của tỉnh Quảng Trị. Từ dự án này, nhiều “vùng đất chết” ở hai huyện Hải Lăng và Triệu Phong đã từng bước hồi sinh và mở ra hướng làm giàu bền vững cho người dân.

Tuesday. November 11th, 2014
Ương Giống Cá Còm Ương Giống Cá Còm

Cá còm còn có tên gọi cá Nàng Hai, là loài được xếp phân loại cùng một họ với cá thát lát (họ Notopteridae). Ngoài giá trị được sử dụng làm thực phẩm, cá còm còn được nuôi làm sinh vật cảnh. Đây là giống cá nước ngọt có khả năng chịu phèn, thịt ngọt và dai, có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon; đặc biệt là món chả cá.

Sunday. November 9th, 2014