Huyện Phước Long (Bạc Liêu) Phát Triển Mô Hình Chăn Nuôi Động Vật Hoang Dã

Xuất phát từ nhu cầu của thị trường, nhiều nông dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư vốn để phát triển mô hình chăn nuôi các loại động vật hoang dã. Điều này không chỉ góp phần làm giảm áp lực từ việc săn bắt, khai thác động vật hoang dã trong tự nhiên, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
Hiện nay, ở huyện Phước Long có hàng trăm hộ nuôi cá sấu theo mô hình trang trại từ 3.000 - 5.000 con trở lên, và rất nhiều hộ nuôi cá sấu thương phẩm với số lượng từ 50 - 100 con. Phần lớn những hộ nuôi cá sấu đều thu lợi nhuận cao.
Điển hình như hộ ông Nguyễn Hoàng Đấu (ngụ ấp Hành Chính, thị trấn Phước Long), từ khi nuôi cá sấu, ông Đấu đã giàu lên nhanh chóng. Mỗi đợt ông Đấu nuôi từ 2.000 - 3.000 con cá sấu, mỗi lần xuất bán thu lời từ 200 - 300 triệu đồng. Hiện giá cá sấu thương phẩm ở mức trên 200.000 đồng/kg nên lợi nhuận mang lại cao gấp nhiều lần so với các hình thức chăn nuôi, trồng trọt khác.
Người nuôi cá sấu ít tốn công chăm sóc và cá ít nhiễm bệnh. Thêm vào đó, huyện Phước Long có diện tích đất nuôi trồng thủy sản lớn, nguồn cá phi tự nhiên trong ruộng, ao nuôi tôm khá dồi dào. Đây chính là nguồn thức ăn cho cá sấu.
Ngoài nuôi cá sấu, người dân huyện Phước Long còn nuôi các loại động vật hoang dã khác như: chim cu, ba ba, trăn, rắn, ếch… Tuy tổng đàn không nhiều, nhưng cũng phần nào đem lại nguồn thu khá ổn định cho người dân.
Huyện Phước Long hiện có 190.700 cá thể thuộc loại động vật hoang dã. Trong đó, cá sấu là 178.000 con; trăn, rắn, ba ba là 12.000 con. Ngoài ra, người dân còn phát triển thêm các loại động vật hoang dã khác cho lợi nhuận cao như: nuôi cua đinh (xã Phong Thạnh Tây B); le le, rắn hổ đất (xã Vĩnh Phú Tây); nuôi chim cu (xã Phước Long); thỏ, nhím (thị trấn Phước Long)…
Mô hình chăn nuôi động vật hoang dã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Song, để người dân an tâm phát triển, việc chăn nuôi không chạy theo phong trào, ngành quản lý cần có quy hoạch nhằm giúp người dân chủ động phòng tránh rủi ro.
Để đảm bảo an toàn trong sản xuất nông nghiệp và tránh tình trạng chăn nuôi vượt tầm kiểm soát, UBND huyện Phước Long đã chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng quy hoạch, định hướng cho người dân về cây trồng - vật nuôi; nắm vững kỹ thuật sản xuất và gắn sản xuất với nhu cầu thị trường. Đồng thời phải có sự liên kết giữa Nhà nước với doanh nghiệp và người chăn nuôi. Đối với việc gây nuôi các loại động vật hoang dã nguy hiểm như rắn, cá sấu thì hướng dẫn hộ nuôi thực hiện nghiêm ngặt quy trình nuôi để không gây nguy hiểm cho người nuôi cũng như cộng đồng dân cư.
Related news

Tính đến ngày 15/4 đã có hơn 40 ngàn hecta nhiễm, trong đó có 17 ngàn hecta nhiễm nặng, khoảng 43 ngàn ha cần được phun thuốc phòng trừ. Các địa phương bị nặng nhất là Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Sâu cuốn lá nhỏ chủ yếu xuất hiện trên những ruộng cấy sớm, phát triển xanh tốt.

Về vùng nuôi tôm Công Lương, xã Hoài Mỹ (Hoài Nhơn) vào những ngày cuối tháng 4 này, chúng tôi được biết vấn đề thời sự của người dân ở đây là nạn dịch tôm đang hoành hành. Trước đây, vùng nuôi tôm Công Lương chưa bao giờ bị dịch bệnh vì cơ sở hạ tầng nuôi tôm nơi đây được Nhà nước đầu tư khá tốt, tính cộng đồng trong nuôi tôm cũng được người nuôi thực hiện chu đáo.

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xuất hiện phong trào nuôi lươn trong bể bạt cho hiệu quả kinh tế cao, bởi chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, thị trường ổn định. Sự thành công của các hộ nuôi lươn ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ là một ví dụ.

Ngoài ra, có thể sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau có nguồn từ thực vật nhằm cung cấp năng lượng trong thức ăn cho cá. Ngoài cám gạo, còn có khoai mì, khoai lang, bột mì, bột bắp…cũng đóng vai trò quan trọng.

Mới đây, trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Bình Định đã phối hợp với trạm khuyến nông huyện Phù Cát thả con giống cá đối mục xuống ao nuôi của ông Nguyễn Văn Hiền, ở thôn Gia Thạnh, xã Cát Minh - huyện Phù Cát; và hộ ông Trần Ngọc Cường ở thôn Đức Phổ 2, xã Cát Minh. Đây là hai hộ trực tiếp tham gia mô hình nuôi cá nước lợ do Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư thực hiện.