Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Mở Từ Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau

Hướng Mở Từ Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau
Publish date: Friday. May 11th, 2012

Thực hiện Đề án Nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả tôm nuôi giai đoạn 2011 - 2015, xã Hiệp Tùng (Cà Mau) đang dần mở ra phương thức sản xuất mới, xây dựng các tổ hợp tác (THT) nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.

Xã Hiệp Tùng có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên 3.646 ha, trong đó diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao là 34,7 ha, ở 2 THT với 22 hộ thực hiện (thuộc ấp 5 và ấp 7B). Các THT ra đời đáp ứng nguyện vọng về chuyển giao khoa học - kỹ thuật, con giống, nguồn vốn của người nuôi tôm, đồng thời còn giải được bài toán sản xuất riêng lẻ, manh mún.

Ông Lưu Mãng, ấp 5, xã Hiệp Tùng, cho biết: “Tính từ ngày thả tôm trong ao vèo đến nay, thời tiết cơ bản thuận lợi, tôm nuôi phát triển tốt, gia đình tôi đang chuyển tôm sang ao nuôi. Với quy trình này, vừa tiết kiệm chi phí thức ăn tôm, ít xảy ra dịch bệnh, thời gian chăm sóc ngắn và thời gian thu hoạch cũng nhanh hơn so với hình thức nuôi thả lan theo phương pháp truyền thống”. Với diện tích 2 ha, qua hơn 3 tháng thả nuôi, tôm đạt trọng lượng 25 - 30 con/kg, ước tính vụ này ông thu lãi trên 100 triệu đồng.

Ông Nguyễn Trung Hậu, THT 1/7, ấp 7B, xã Hiệp Tùng, trước đây nuôi tôm theo lối truyền thống, thu nhập bấp bênh. Từ khi áp dụng nuôi tôm quảng canh cải tiến, được tập huấn kỹ thuật, trên diện tích 1,5 ha sau gần 4 tháng thả nuôi, tôm có kích cỡ 23 - 25 con/kg, hiện đang cho thu hoạch. Ước tính vụ này ông thu lãi hàng chục triệu đồng.

Ông Trần Thanh Phong, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Hiệp Tùng, cho biết, xã sẽ sắp xếp, tổ chức lại sản xuất, nhằm chấm dứt tình trạng nuôi tôm tự phát, không có kế hoạch, làm mất cân bằng hệ sinh thái và khó khăn trong công tác quản lý.

Thành công của 2 THT nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao ở xã Hiệp Tùng là tiền đề quan trọng để xã tiếp tục nhân rộng, phát triển trong thời gian tới.

Related news

Dừa “Chết” Vì Không Có Công Nghệ Chế Biến Dừa “Chết” Vì Không Có Công Nghệ Chế Biến

Hào hứng báo cáo diện tích dừa tăng nhanh, sản lượng tăng, rồi lại loay hoay tìm cách đối phó khi dừa rớt giá, cách ứng phó tình thế xem ra chưa làm cho người trồng dừa an tâm. Trong khi đó, hiệp hội Dừa châu Á – Thái Bình Dương (APCC) đã nhiều lần gợi ý Việt Nam cần có một chiến lược phát triển rõ ràng cho ngành công nghiệp dừa, tạo nên chuỗi giá trị gia tăng cho cây dừa.

Tuesday. June 19th, 2012
Sinh Sản Giống Kỳ Đà Ở TP HCM Sinh Sản Giống Kỳ Đà Ở TP HCM

Nhờ biết cách cho động vật hoang dã sinh sản, Trang trại thủy sản Sơn Ca, do anh Đoàn Kim Sơn làm chủ, ở số 64/6D, ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TPHCM, chuyên cung cấp giống: Kỳ đà, lươn, rắn ri voi, rắn ráo trâu, chồn hương, cho thị trường, một năm thu lãi hàng tỷ đồng.

Friday. March 9th, 2012
Tăng Cường Diện Tích Sản Xuất Giống Lúa Lai Ở Thanh Hóa Tăng Cường Diện Tích Sản Xuất Giống Lúa Lai Ở Thanh Hóa

Theo Sở NNPTNT Thanh Hóa, sau nhiều năm tích cực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đến nay toàn tỉnh có gần 530ha sản xuất hạt giống lúa lai F1. Năm 2011, năng suất bình quân đạt 15 - 21 tạ/ha, lượng hạt giống sản xuất ra hàng năm đáp ứng trên 30% nhu cầu, giảm lượng hạt giống phải nhập khẩu.

Thursday. April 12th, 2012
Hướng Dẫn Đồng Bào Dân Tộc Trồng Lúa Lai Ở Bình Định Hướng Dẫn Đồng Bào Dân Tộc Trồng Lúa Lai Ở Bình Định

Vụ đông xuân 2011-2012, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng một mô hình thâm canh lúa lai tại xã miền núi Vĩnh An (huyện Tây Sơn), nơi có 100% dân số là người dân tộc Ba Na. Mô hình triển khai trên diện tích 2ha với giống lúa TH3-3.

Thursday. April 12th, 2012
Khá Lên Nhờ Cây Thanh Long Khá Lên Nhờ Cây Thanh Long

Mặc dù sở hữu đến 2 hécta điều trồng hơn 10 năm, nhưng cuộc sống gia đình ông Nguyễn Đức Tiến ở ấp 3, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vẫn chật vật vì thu nhập thấp, chưa đầy 30 triệu đồng/năm.

Wednesday. June 20th, 2012