Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Đi Mới Cho Người Trồng Rau An Toàn Vietgap?

Hướng Đi Mới Cho Người Trồng Rau An Toàn Vietgap?
Publish date: Monday. November 4th, 2013

Rau không trồng trên đất, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, được tưới bằng hệ thống bơm nước mạch ngầm đạt tiêu chuẩn. Đó là mô hình trồng rau ăn lá theo phương pháp thủy canh hồi lưu của gia đình anh Hoàng Phú Hội ở thôn Bình Điền, xã Bình Sơn (Bù Gia Mập - Bình Phước). Tuy sản phẩm được đánh giá cao nhưng vẫn còn không ít băn khoăn của người trong nghề - đây có phải là hướng đi mới cho việc trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap?

NGƯỜI ÁP DỤNG MÔ HÌNH THỦY CANH ĐẦU TIÊN

Bài bản và chuyên nghiệp là ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về vườn rau thủy canh của gia đình anh Hoàng Phú Hội. Vườn rau ăn lá của gia đình anh Hội rộng trên 4.000m2, chia thành từng tầng để tiện chăm sóc và thu hoạch. Có tầng rau đang chờ cắt, có tầng mới xuống cây. “Rau này nắng không ưa, mưa to quá không chịu nên phải trồng trong nhà kính, che phía trên thêm lưới như trồng hoa lan vậy” - anh Hội tỉ mỉ ngắt từng cọng rau, kể chuyện.

Anh Hội nói: Năm 2003 anh đi xuất khẩu lao động. Anh làm trong các công ty rau sạch tại nước ngoài với vai trò chăm sóc và thu hoạch sản phẩm. Đầu năm 2013, anh về nước mang theo mơ ước trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh. Từ lâu ở nước ngoài người ta đã dùng cách trồng này, vừa nâng cao hiệu quả sản xuất trên cùng một diện tích đất, vừa để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Bởi, cây rau không trực tiếp tiếp xúc với các loại thuốc bảo vệ thực vật nên sản phẩm sạch, độ an toàn vệ sinh thực phẩm cao.

Lợi dụng thế đất dốc, anh cuốc đất đánh thành từng tầng. Ở mỗi tầng, anh đặt hệ thống tôn cao so với mặt đất từ 1 đến 1,5m để thay thế luống đất trồng. Sau gần 1 năm triển khai mô hình, đến nay vườn rau của gia đình anh Hội đã ổn định, được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cấp giấy chứng nhận sản xuất rau ăn lá các loại thực hiện theo quy trình sản xuất rau an toàn.

NHIỀU ƯU ĐIỂM

Gia đình anh Hội chuyên trồng các loại rau ăn lá cao cấp, nhập hạt giống từ nước ngoài. Thay cho gieo trồng trên mặt đất, hạt được ươm trong những vỉ xốp. Sau 2 tuần, cây được đưa ra cấy trên luống. Bộ rễ phát triển dính chặt vào giá đỡ xơ dừa, cứ vậy mà hút dinh dưỡng trực tiếp từ nước đã pha chất dinh dưỡng theo đúng tiêu chuẩn quy định. Phương pháp thủy canh giúp cây phát triển tương đối tốt, độ đồng đều cao, tỷ lệ cây sống đạt trên 90%. Đồng thời, cây phát triển nhanh hơn so với trồng ngoài đất, thời gian thu hoạch nhanh (giảm 10-15 ngày so với trồng bình thường). Sau 5 tuần xuống giống, rau cho thu hoạch mà không phải phun bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nào. Đặc biệt, rau trồng trong nhà kính, thêm hệ thống lưới phủ bên trên nên không bị các loại côn trùng gây hại vào phá.

Anh Hội cho biết, khi thu hoạch sau cũng rất dễ bởi cây có bộ rễ sạch, không dính chất bẩn hay đất, chỉ việc rút cây khỏi hộp nhựa, cắt gốc và xuất bán. Về hiệu quả kinh tế, rau ăn lá canh tác theo phương pháp thủy canh hồi lưu đạt năng suất bình quân khá cao. Trên diện tích 4.000m2, trung bình mỗi ngày vườn rau anh Hội cung cấp cho thị trường gần 4 tạ, thu về khoảng 7 triệu đồng. Đồng thời, phần rễ và lá cắt bỏ sẽ ủ thành phân hữu cơ, có thể đem bán ra thị trường hoặc bón cho nhiều loại cây trồng. Thời gian tới, anh Hội dự định sẽ mở rộng mô hình, trồng thêm cà chua và dâu tây thủy canh trên diện tích 3.000m2.

CÒN NHIỀU BĂN KHOĂN

Để người dân hiểu rõ hơn về quy trình trồng rau an toàn theo phương pháp thủy canh, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã tổ chức cho hơn 100 người trồng rau sạch Vietgap đến tham quan vườn rau của gia đình anh Hoàng Phú Hội. Anh Hội đã hướng dẫn cho nông dân các kỹ thuật cần thiết và cùng thảo luận, trao đổi nhiều nội dung liên quan đến mô hình rau sạch. Tuy nhiên, theo nhận định của hầu hết nông dân thì việc thực hiện mô hình thủy canh hồi lưu rất khó áp dụng đại trà vì vốn đầu tư cao (chi phí cho 1.000m2 trồng rau của gia đình anh Hội là trên 250 triệu đồng). Canh tác rau thủy canh hồi lưu là dùng nước hòa tan chất dinh dưỡng thay cho môi trường đất nên dinh dưỡng nuôi cây trồng luôn có trong nước cùng với nhiều loại hóa chất khác. Do đó, về lâu dài, dư lượng thuốc các loại là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu. Bên cạnh đó, băn khoăn của người trồng rau chính là đầu ra của sản phẩm. Rau trồng thủy canh có giá bán khá cao, tùy thị trường. Theo anh Hội, ở TP. Hồ Chí Minh, giá rau dao động 70-120 ngàn đồng/kg; tại chợ Phước Bình (TX. Phước Long) 25-28 ngàn đồng/kg. Với giá bán như vậy, người trồng rau rất khó tìm được thị trường tiêu thụ ổn định, lâu dài.

Giải đáp những băn khoăn trên, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Trần Ngọc Kinh cho biết: “Trong điều kiện quỹ đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, người tiêu dùng lại lo ngại rau không an toàn bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau còn cao, thì phương pháp trồng rau thủy canh của anh Hội là hướng mở. Đây là cách làm mới, tuy hiệu quả nhưng đồng thời cũng bộc lộ những nhược điểm. Thời gian tới, chi cục sẽ đồng hành với gia đình anh Hội, tiếp tục nghiên cứu để đưa ra quy trình chuẩn nhất, định hướng cho nông dân”.

Ông Trần Ngọc Kinh, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh đánh giá: “Trồng thủy canh là một trong những hướng mở cho nông nghiệp. Phương pháp này giúp nông dân bớt phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đất vốn hạn chế, tận dụng được khoảng không gian để có được những vụ mùa năng suất và chất lượng. Mô hình này phù hợp với mục tiêu ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn Vietgap”.


Related news

Tiếp Tục Mở Rộng Mạng Lưới Tiêu Thụ Gà Đồi Yên Thế Tại Hà Nội Tiếp Tục Mở Rộng Mạng Lưới Tiêu Thụ Gà Đồi Yên Thế Tại Hà Nội

Ngày 14-3, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị đánh giá tình hình cung cấp gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội dịp Tết Quý Tỵ, kiểm điểm công tác phòng, chống gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Hạnh chủ trì. Đến dự có đại diện Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), Sở Công thương TP Hà Nội.

Sunday. March 17th, 2013
Mô Hình Trồng Cà Chua Ghép Trên Cây Cà Tím Trái Vụ Ở Võ Cường (Bắc Ninh) Mô Hình Trồng Cà Chua Ghép Trên Cây Cà Tím Trái Vụ Ở Võ Cường (Bắc Ninh)

Mô hình trồng cà chua ghép trên thân cây cà tím trái vụ được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh triển khai trình diễn ở phường Võ Cường (thành phố Bắc Ninh) từ vụ đông xuân năm 2010 đã cho thu nhập với năng suất cao gấp 2 đến 3 lần so với cây chính vụ, mở ra một hướng đi mới cho nông dân địa phương cũng như nông dân trên địa bàn toàn thành phố.

Thursday. December 13th, 2012
Khi Nghề Chăn Nuôi Dê, Cừu Được Rót Vốn Ở Ninh Thuận Khi Nghề Chăn Nuôi Dê, Cừu Được Rót Vốn Ở Ninh Thuận

Vùng đất Ninh Thuận quanh năm khô hạn thường xuyên, tưởng khó có thể làm giàu từ canh tác, chăn nuôi. Nhưng bằng cơ cấu vật nuôi hợp lý, nhờ được hỗ trợ nguồn vốn kịp thời, Ninh Thuận đã thành một địa phương có nghề chăn nuôi dê, cừu phát triển nhất cả nước.

Tuesday. March 19th, 2013
Trồng Chuối Thu Tiền Tỉ Mỗi Năm Từ Đồng Vốn Nhỏ Trồng Chuối Thu Tiền Tỉ Mỗi Năm Từ Đồng Vốn Nhỏ

Khởi nghiệp chỉ với 10 triệu đồng, sau vài năm trồng chuối và thêm cả buôn chuối, Phạm Năng Thành (xã Đại Tập, H.Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) đã thu được trên 1 tỉ đồng mỗi năm.

Friday. December 14th, 2012
Nông Dân Nuôi Cá Tra Giỏi Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Năm 2013 Nông Dân Nuôi Cá Tra Giỏi Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Năm 2013

Ngày 02/8/2013, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Hậu Giang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thi "Nông dân nuôi cá tra giỏi vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2013".

Friday. August 9th, 2013