Hưng Nguyên (Nghệ An) Hội Thi Bò Lai Sind Khỏe Đẹp Lần Thứ 4

Sáng ngày 24/8, tại sân vận động Thị trấn Hưng Nguyên, UBND huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) đã tổ chức Hội thi chung kết bò lai sind "khoẻ đẹp" lần thứ 4.
Hiện nay, Hưng Nguyên có tổng đàn bò trên 16.320 con, trong đó có 58,9% con bò lai sind được chăn nuôi trên địa bàn 23 xã, thị trấn. Bò lai sind sau nhiều năm triển khai và mở rộng địa bàn chăn nuôi đã và đang đưa lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân.
Mục đích của Hội thi bò lai sind được tổ chức, nhằm nâng cao nhận thức và đẩy mạnh phong trào chăn nuôi, giúp người dân phấn đấu xây dựng thêm nhiều trang trại cũng như tăng cường đầu tư về kỹ thuật để tăng nhanh số lượng trâu, bò, đồng thời từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành chính.
Hội thi bò lai sind (zêbu) khỏe, đẹp được diễn ra 3 năm một lần. Năm nay, có 97con đã tham dự vòng loại sơ khảo trong tổng số gần 11.000 con bò lai sind ở 23 xã, thị trấn và đạt giải trong vòng thi cụm vào vào chung kết.
Đối tượng được tham gia dự thi là những con bò cái lai sind từ 20 tháng tuổi đến phối giống lần đầu có chửa và bò cái lai sind từ lần sinh thứ 1 đến lần sinh thứ 4. Nội dung cuộc thi gồm 2 phần: thi bò khoẻ đẹp và thi trắc nghiệm kỹ thuật chăn nuôi; phần thi kiến thức dành cho chủ hộ chăn nuôi điểm tối đa là 10, được nhân đôi hệ số; chấm điểm ngoại hình bò điểm tối đa là 80.
Tham gia cuộc thi, các "thí sinh" đều phải đi một vòng quanh khu vực thi để ban giám khảo chấm điểm và khán giả chiêm ngưỡng Và phần "ăn giải" nhất chính là sự cân đối về hình dáng, độ tuổi và "vòng 1" của các "nàng" bò... Nhưng để chiến thắng trong cuộc thi này, ngoài việc giới thiệu đến Ban giám khảo con bò có ngoại hình và thể chất tốt, người chăn nuôi còn phải hoàn thành xuất sắc phần thi kiến thức chăn nuôi của mình.
Phần thi trắc nghiệm kỹ thuật chăn nuôi dành cho các chủ hộ.
Thông qua hội thi là để nâng cao kiến thức kỹ thuật chăn nuôi cho các chủ hộ; lựa chọn những con bò lai sind “khỏe, đẹp”, có sức sống, khả năng chống chịu bệnh tật và sinh sản sản tốt, mang lại lợi ích kinh tế cho từng hộ dân. Hội thi cũng là dịp để biểu dương, khen thưởng các hộ chăn nuôi giỏi; đồng thời giúp người dân có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm làm giàu từ chăn nuôi bò lai sind…
Giải nhất thuộc về 2 con bò của hộ chị Châu Thị Yến ( xóm 4- xã Hưng Thông) và anh Cao Xuân Hải (xóm 19 xã Hưng Thắng), huyện Hưng Nguyên.
Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao 2 giải nhất cho 2 con bò đẹp toàn diện của hộ chị Châu Thị Yến ở xóm 4 - xã Hưng Thông, hộ anh Cao Xuân Hải ở xóm 19 - xã Hưng Thắng; mỗi giải 2.000.000 đồng. Ngoài ra, có 4 giải nhì, 6 giải ba và 85 giải khuyến khích được trao cho các chủ hộ có bò tham gia. Tổng giải thưởng là 33.000.000 đồng.
Related news

Huyện Núi Thành có hàng trăm héc ta đất sản xuất lúa ở cuối kênh thường thiếu nước trong vụ hè thu phải bỏ hoang hoặc sản xuất thiếu hiệu quả. Mới đây, mô hình trồng đậu phụng xen đậu xanh trên đất lúa chuyển đổi ở xã Tam Nghĩa đạt kết quả đã mở ra triển vọng mới cho nông dân.

Hiện nay tổng đàn gà toàn huyện Sóc Sơn có khoảng 1,02 triệu con, trong đó đàn gà thịt có khoảng 479 nghìn con tập trung chủ yếu ở các Nam Sơn, Bắc Sơn. Quy mô chăn nuôi từ 500 đến 600 con gà thịt/hộ.

Ông Trần Đình Lựu được nhiều người biết đến là chủ của một trong những trang trại “ăn nên làm ra” ở vùng rú cát xã Quảng Lợi (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế). Với mô hình nuôi gà thịt kết hợp lấy trứng, trang trại ông cho thu nhập mỗi năm lên đến 1,6 tỷ đồng.

Theo nhận định của Bộ NN&PTNT, đầu năm đến nay, dù còn nhiều thử thách về dịch bệnh, thiên tai, giá thức ăn tăng cao, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn nhưng ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL phát triển khá ổn định, đảm bảo kế hoạch đề ra. Ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL đã và đang từng bước phát triển theo hướng chăn nuôi hàng hóa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường… nhờ đó góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của ngành chăn nuôi cả nước.

Đồng Nai là nơi phát triển mạnh về chăn nuôi. Do đó, ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi, thiết bị xây dựng chuồng trại cũng sớm hình thành và không ngừng phát triển. Từ hình thức sản xuất theo hướng gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng của người chăn nuôi, ngày càng nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất, xây dựng thương hiệu riêng để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.