Khắc Phục Hạn Chế Để Phát Triển Ngành Nghề Nông Thôn
Sáng ngày 20/10, Bộ NN&PTNT tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện NĐ số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Qua 5 năm triển khai, việc phát triển ngành nghề nông thôn ở các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế.
Theo báo cáo của Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT), đến tháng 10/2011, cả nước có 4.575 làng nghề, bình quân tốc độ phát triển làng nghề tăng từ 6 - 15%/năm. Hoạt động sản xuất nghề đã tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động, thu hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn, trong đó có những địa phương thu hút được 60% lực lượng lao động, với mức thu nhập đạt bình quân 450.000 - 4.000.000 đồng/người/tháng, cao gấp 1,5 đến 4 lần so với nông nghiệp. 5 tỉnh, thành dẫn đầu là Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương và Thái Bình, với 2.735 làng nghề, chiếm 60% tổng số làng nghề cả nước.
Tuy nhiên, việc phát triển ngành nghề của nước ta hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Ông An Văn Khanh, Phó Cục trưởng Cục chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết, tình trạng thiếu nguyên liệu ngày càng gia tăng, nhất là các ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Công nghệ, thiết bị sản xuất lạc hậu, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định. Nhiều địa phương chưa dành nguồn lực để phát triển ngành nghề, tạo việc làm... Đặc biệt, hiện nay, việc quản lý ngành nghề nông thôn giữa các cơ quan nhà nước từ T.Ư đến địa phương vẫn còn chồng chéo. Theo báo cáo, hiện có 27 tỉnh giao việc quản lý ngành nghề nông thôn cho Sở Công Thương, 22 tỉnh giao cho Sở NN&PTNT.
Một số nội dung quy định tại NĐ số 66 như quản lý chất lượng sản phẩm làng nghề, đào tạo nhân lực chưa có hướng dẫn cụ thể của các bộ, ngành liên quan. Bà Lê Hồng Hoanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP. HCM cho biết, sức cạnh tranh của sản phẩm các nghành nghề của nước ta so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực còn hạn chế do kiểu dáng, mẫu mã ít được đổi mới. Hơn nữa, chất lượng lao động còn thấp. Như TP. HCM có tới gần 70% lao động nông thôn chưa qua đào tạo.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hồ Xuân Hùng nhận định, muốn đẩy mạnh phát triển ngành nghề ở nông thôn, trước mắt cần rà soát, sửa đổi, bổ sung một số điểm chưa hợp lý trong NĐ số 66. Cụ thể, đưa một số ngành nghề mới vào danh mục và thống nhất về một mối trong việc quản lý ngành nghề nông thôn giữa hai ngành nông nghiệp và công thương. Việc điều chỉnh NĐ số 66 cần bám vào QĐ số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Bởi, phát triển ngành nghề nông thôn chính là một bộ phận của xây dựng nông thôn mới. Tới đây, Bộ NN&PTNT sẽ kiến nghị Chính phủ tăng cường hỗ trợ, xây dựng Quỹ Khuyến công để giúp cho các làng nghề phát triển thương hiệu, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nông dân
Related news
Hiện nay, toàn xã đã có 81 hộ lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, với diện tích khoảng 16,8 ha. Ông Nguyễn Khắc Phòng (thôn Thái An), hướng dẫn chúng tôi ra thăm vườn nho của gia đình - một trong những hộ đầu tiên sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, cho biết: Với 1 ha nho, bình thường phải mất nhiều ngày để tưới, nhưng với hệ thống tưới nước tiết kiệm chỉ cần gần 2 tiếng đồng hồ, vườn nho đã được tưới đầy đủ. Vừa tiết kiệm được thời gian, nhiên liệu, vừa giúp cây nho phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.
Theo số lieu thong kê của Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh, niên vụ mía 2013-2014, vùng nguyên lieu huyện Trà Cú chỉ còn 6.000 ha
Cùng với các địa phương khác, thời điểm này người dân huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) đang tập trung thu hoạch dong riềng, năng suất trung bình ước đạt 60 tấn/ha. Tuy nhiên, vấn đề tiêu thụ sản phẩm đang là mối quan tâm lớn của người dân và các cấp, ngành chức năng.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, Trần Đình Toàn cho biết, UBND tỉnh vừa ra quyết định số 815/QĐ-UBND về việc bổ sung nấm rơm vào danh mục khuyến khích phát triển ở địa phương.
Gần đây, Sở KH-CN triển khai nhiều mô hình, dự án nhằm khôi phục thương hiệu, tìm hướng đi bền vững cho cây tiêu và sản phẩm tiêu Tiên Phước (Quảng Nam) trên thị trường.