Hồng Không Hạt Được Giá

Dịp này, người dân các huyện Lộc Bình, Cao Lộc (Lạng Sơn) đang bước vụ thu hoạch hồng không hạt với niềm vui được mùa lẫn giá.
Hồng không hạt Lạng Sơn là loại hồng trơn, vị ngọt dịu đến ngọt đậm sau khi ngâm, quả nhiều cát đường và rất giòn, trọng lượng từ 12 - 15 quả/kg.
Hồng không hạt hay còn gọi là hồng ngâm do trước khi ăn, phải ngâm hồng qua nước để khử chát. Hồng không hạt ở Lạng Sơn có khoảng 300 ha, sản lượng hàng năm ước tính khoảng 1.200 tấn quả.
Anh Chu Văn Thắng ở thôn Nà Pàn, xã Bảo Lâm (Cao Lộc), phấn khỏi nói: “Gia đình tôi có gần 200 cây hồng không hạt, năm nay cây nào cũng sai quả, mỗi cây thu được từ 50 đến 70 kg quả, tư thương đến tận nhà mua giá từ 12 - 13.000đ/kg, còn vận chuyển đi bán lẻ được 15 - 17.000đ/kg nên gia đình tôi và bà con nơi đây vui lắm”. Như vậy, với việc được mùa và được giá như năm nay thì trung bình mỗi cây hồng không hạt đem lại khoản thu nhập khoảng 600.000 – 700.000 đồng.
Dọc theo các chợ phiên Lộc Bình (huyện Lộc Bình), chợ Bản Ngà (Cao Lộc), chợ Đông Kinh, chợ Diễm Vuông (TP Lạng Sơn)…, nhiều tư thương đến mua hồng tấp nập. Chị Lê Thị Hoa, một trong những người chuyên buôn bán hoa quả ở chợ Đông Kinh (TP Lạng Sơn) cho biết: “Năm nay hồng không hạt được mùa, quả lại to, đẹp lắm! Dù giá hơi cao, nhưng đó là giá chung. Hơn thế hồng không hạt ở đây rất dễ bán vì quả giòn, ngọt nên được nhiều người ưa chuộng”.
Related news

Sau 10 năm cây ca cao phát triển ở Việt Nam, có thể nhận thấy, cây trồng này bắt đầu phát triển theo hướng chất lượng, bền vững chứ không tăng trưởng nóng về diện tích để có thành tích báo cáo như trước đây.

Việt Nam đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận với thịt bò Pháp nhập khẩu sau gần 20 năm, bà Martine Pinville, Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại, nghề Thủ công và Kinh tế đoàn kết xã hội thông báo tại cuộc họp báo ngày 28-7 tại Hà Nội.

Thành quả xây dựng nông thôn mới (NTM) của xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, bắt nguồn từ việc phát huy nội lực và tạo niềm tin trong nhân dân.

Đến thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) không ai không biết đến hộ anh Hứa Văn Sắn, người dân tộc Chăm theo đạo Hồi, với mô hình trồng măng tây tưới nước tiết kiệm.

Linh chi Trung Quốc “thẩm thấu” qua nhiều con đường vào Việt Nam gây nhiễu loạn thị trường.