Hơn 600ha Ca Cao Bị Chặt Bỏ Do Năng Suất Thấp

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hơn 3.200ha cây ca cao, nhưng từ đầu năm đến nay đã có hơn 600ha cây ca cao bị người dân chặt bỏ. Nguyên nhân là do cây ca cao trồng xen canh dưới tán điều bị sâu bệnh nhiều và hiệu quả không cao. Theo phản ảnh của các chủ vườn, khoảng 2 năm đầu, cây ca cao cho sản lượng khá, sau đó cây ca cao phát triển èo uột, số cây cho trái ít dần, thậm chí bị thối không thu hoạch được.
Đặc biệt, tại huyện Châu Đức có nhiều hộ trong năm nay bị mất trắng do sâu bệnh làm hư trái. Mặt khác, ca cao ra trái quanh năm nhưng sản lượng thấp nên nhiều hộ nông dân đã và đang chặt bỏ ca cao để trồng tiêu. Theo ý kiến của các doanh nghiệp thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh, phần lớn nông dân xem đây là cây trồng xen canh, ít đầu tư chăm sóc nên năng suất thấp. Đồng thời, người trồng ca cao trên địa bàn tỉnh đang gặp khó khăn về kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho cây.
Related news

Mỗi tuần kiểm tra, Đài Loan phát hiện từ 1-4 lô chè đen của Việt Nam có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không đạt yêu cầu.

Do nguồn cung tăng, giá nấm rơm hiện giảm bình quân khoảng 5.000-7.000 đồng/kg so với các nay 1 tuần và đang ở mức giá thấp hơn từ 10.000-15.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nếp Phú Tân (An Giang) là một trong 4 mô hình được Chính phủ đồng ý cho vay để thực hiện thí điểm. Chuỗi được triển khai trong bối cảnh nông sản tiêu thụ gặp khó khăn nên nhiều người rất kỳ vọng vào mô hình này. Tuy nhiên, qua 2 vụ thực hiện, doanh nghiệp (DN) và nông dân (ND) vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

Theo Sở NN- PTNT Vĩnh Long, giá khoai lang tím Nhật trong tháng 4/2015 giảm 20% so với tháng trước và giảm 33% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nay, phá thế độc canh thông qua tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp để đạt hiệu quả kinh tế cao, giúp làm giàu trong điều kiện đất hẹp, người đông là chủ trương đúng đắn được nông dân vùng dự án ngọt hóa Gò Công (tỉnh Tiền Giang) hưởng ứng, áp dụng một cách rộng rãi với những mô hình canh tác đa dạng: lúa + màu, lúa + dưa, VAC...phù hợp với điều kiện từng tiểu vùng.