Cá Ngừ Việt Nam Đạt Mức Đấu Giá 22 Triệu Đồng/con
Trong lô hàng cá ngừ của ngư dân Bình Định vừa xuất sang Nhật, một con được bán đấu giá với mức cao gấp 5 lần ở Việt Nam.
Ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, ngày 8/8, lô hàng 9 con cá ngừ đầu tiên của ngư dân xuất sang Nhật Bản đã được đem ra bán tại trung tâm đấu giá thủy sản thành phố Osaka (Nhật Bản).
Tại phiên chợ, hai con cá ngừ đại dương được mua với giá hơn 2.100 JPY mỗi kg (tương đương khoảng 440.000 đồng) gấp hơn năm lần giá bán tại Việt Nam. Theo mức giá này thì con cá ngừ đại dương có trọng lượng 50 kg có giá 22 triệu đồng. Số cá ngừ còn lại được bán từ 150.000 đến hơn 300.000 đồng mỗi kg.
Các chuyên gia thủy sản Nhật Bản nhận định, chất lượng lô cá do ngư dân Bình Định đánh bắt chênh lệch không lớn với sản phẩm cùng loại đang bán tại thị trường Nhật Bản. Nếu tiếp tục điều chỉnh, khắc phục một số hạn chế trong khai thác, xử lý và bảo quản, chắc chắn chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn, giá bán cao hơn.
Theo ông Lộc, chuyến biển thí điểm đầu tiên này chất lượng cá ngừ đại dương chưa đồng đều là do bà con chưa tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật đánh bắt theo thiết bị và công nghệ bảo quản do Nhật Bản hỗ trợ, chuyển giao.
"Thời gian tới, chúng tôi sẽ công bố rộng rãi giá bán cá ngừ đại dương ở Nhật Bản nhằm khuyến khích bà con ngư dân nhân rộng mô hình nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu, cải thiện thu nhập từ loài thủy sản này", ông Lộc nói.
Trước mắt, tỉnh Bình Định tiếp tục cử cán bộ, ngư dân sang nước này tập huấn kỹ thuật đánh bắt, bảo quản; đồng thời đề nghị ngân hàng hỗ trợ vốn vay ưu đãi để bà con đóng tàu công suất lớn, đầu tư bộ ngư cụ hiện đại lập tổ, đội để đánh bắt cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản.
Trung bình mỗi năm, Nhật Bản tiêu thụ khoảng 600.000 tấn cá ngừ đại dương, trong đó có 300.000 tấn phải nhập từ nước ngoài nhưng chỉ có 100.000 tấn là cá tươi, 200.000 tấn đông lạnh. Các nước xuất khẩu cá sang thị trường Nhật đã có tới 80% ngư dân sử dụng thiết bị và công nghệ của Nhật Bản.
Related news
Trong số 5 tàu đầu tiên được chọn thí điểm khai thác cá ngừ theo công nghệ Nhật Bản, riêng anh La Tình (xã Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn) có 4 tàu. “Quy trình đánh bắt quá cầu kỳ, mất thời gian trong khi giá chỉ cao hơn giá cũ 20%. Đi hai trăng rồi 4 tàu lỗ 400 triệu”, anh Tình kể.
Tuy nhiên, việc canh tác hồ tiêu như hiện nay tại đây vẫn mang tính thiếu bền vững, tình trạng vườn cây ít ổn định, dễ bùng phát các loại sâu bệnh nguy hiểm, tuổi thọ vườn cây giảm dần, làm cho năng suất chất lượng vườn cây nhanh xuống thấp. Chính vì vậy việc triển khai các dự án, mô hình trồng tiêu bền vững là giải pháp quan trọng trong thời gian tới.
Theo đó, đối với chăn nuôi hươu, huyện hỗ trợ 10 triệu đồng/mô hình mới quy mô 10-20 con; cơ sở nuôi từ 20 con trở lên, hỗ trợ 30 triệu đồng mua giống, xây dựng chuồng trại và trồng cỏ VA06. Nhờ đó, đến nay, tổng đàn hươu toàn huyện lên đến trên 32.000 con.
Trung tuần tháng 9, chúng tôi về xã Hải Tây (Hải Hậu). Trong khi ở nhiều địa phương khác, lúa mùa mới đang bắt đầu trỗ thì hầu hết các cánh đồng của Hải Tây, lúa đã chín đỏ, chuẩn bị cho thu hoạch.
Dù sản xuất vụ đông khó khăn nhưng chúng tôi vẫn phải bám đồng, bám ruộng vì chăn nuôi con gà, con lợn, con trâu, con bò thì không bỏ cây ngô được chị ạ. Còn các loại rau quả khác giúp nông dân chúng tôi có thêm đồng ra, đồng vào phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình”.