Mưa Kéo Dài, Mặt Hàng Rau Củ Quả Lại Tăng Giá Mạnh

Trong hai tháng vừa qua, mưa rét kéo dài hơn 40 ngày đã khiến giá thực phẩm, đặc biệt là các loại rau củ quả tăng giá mạnh.
Vào thời điểm này, nhiều loại rau củ quả đã vào cuối vụ, nguồn cung giảm cũng đẩy giá lên cao.
Theo khảo sát của chúng tôi, ngày 24-3 tại một số chợ ở Hà Nội (chợ Bưởi, Ngã Tư Sở, Nghĩa Tân, Cổ Nhuế…) giá rau xanh có loại tăng đến 2 lần so với một tuần trước.
Cụ thể, rau muống giá 10.000 đồng/mớ, tăng 6.000 đồng; rau cải xoong giá 8.000 đồng/mớ, tăng 3.000 đồng; rau cần giá 15.000 đồng/mớ, tăng 8.000 đồng; cà chua 15.000 đồng/kg; cải ngọt, cải xanh giá 25.000 đồng/kg, tăng 7.000 đồng; rau diếp, rau xà lách giá 30.000 đồng/kg, tăng 8.000 đồng; các loại rau thơm giá từ 4.000-6.000 đồng/mớ, tăng từ 2.000-3.000 đồng...
Cà chua giá 10.000 - 12.000 đồng/kg, tăng 4.000 - 5.000 đồng; xu hào 5.000 - 7.000 đồng/củ, tăng 2.000 đồng; su su và củ cải trắng tăng từ 7.000-8.000 đồng/kg lên 15.000 đồng/kg; khoai tây 25.000 đồng/kg, tăng 7.000 đồng; bí đao giá 15.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng; bắp cải sau Tết chỉ khoảng từ 6.000-8.000 đồng/kg, hiện tăng lên 15.000-17.000 đồng/kg....
"Thời tiết xấu kéo dài, rau chết hết cả, có thì xấu mã mà đi gom các hộ buôn cũng không có mà bán, chưa kể nhiều loại rau cuối vụ rồi nên giá nhập vào cũng cao hơn," chị Đỗ Thị Duyên, tiểu thương chợ đầu mối phía Nam, nói.
Giá bán thịt lợn ở các chợ cũng tăng lên, từ 90.000-110.000 đồng/kg tùy loại, cao hơn 5.000-10.000 so với cách đây chỉ hai tuần. Nhiều người bán hàng cho rằng do tin dịch cúm gia cầm khiến khách sợ ăn thịt gà, khách mua thịt lợn lại đông hơn. "Chúng em mừng vì giá lợn hơi lên được ngưỡng 52.000 đồng/kg gần bằng hồi trước Tết. Nếu cứ ở ngưỡng 48.000 đồng/kg thì lỗ dài," chị Nguyễn Thị Hoan, tiểu thương chuyên buôn thịt lợn từ Bắc Giang lên Hà Nội, cho biết.
Theo đó, giá gia cầm tại các chợ cũng được phản ánh là giảm nhẹ. Gà ta giá 110.000-120.000 đồng/kg, giảm 5.000-10.000 đồng/kg. Gà công nghiệp giá 55.000-60.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg; vịt, ngan giá từ 70.000-75.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng/kg so với tháng trước... Giá các loại thịt bò, thủy hải sản hiện vẫn chưa có gì thay đổi.
"Không có gì ngạc nhiên khi giá rau củ tăng vào lúc này bởi chúng tôi quen với việc mỗi khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa là giá cả ngoài chợ lại mỗi ngày mỗi khác. Mong là chỉ dừng ở đây thôi," bác Nguyễn Thị Quyến, khách hàng ở Hoàng Hoa Thám, chia sẻ.
Related news

Không chỉ riêng trường hợp bà Ráng, nhiều hộ nông dân ở đây cũng gặp tình cảnh tương tự khi Xí nghiệp đường Cà Mau (thuộc Công ty cổ phần mía đường Tây Nam ở ấp I, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) thông báo không thu mua mía nguyên liệu trong vùng và hàng trăm hộ dân ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Bà Nguyễn Thị Lướt có vườn nhãn ở số 2/1 Tỉnh lộ 329, ấp Nhơn Hòa, xã Xuyên Mộc cho biết: Năm nay, dù thời tiết không thuận lợi do khô hạn, thiếu nước tưới nên năng suất các vườn nhãn thấp hơn; nhưng nhờ giá ổn định ở mức 12.000đ/kg nên nhà vườn thu lãi tốt từ vụ thu hoạch chính trong năm.

Cụ thể thương lái ở Đồng Tháp, An Giang và TP. Cần Thơ đến tận nơi thu mua cá lóc cỡ 0,7 - 0,8kg/con với giá dao động 34.000 – 35.000đ/kg (tăng hơn tuần trước 3.000đ/kg), giá lươn cỡ 250 – 300 gram/con từ 150.000 - 160.000đ/kg (tăng 5.000đ/kg), giá cá tra thương phẩm từ 24.000 - 24.200đ/kg (tăng 500đ/kg).

Từ năm 2011 Cần Thơ xây dựng CĐL đầu tiên chỉ với 400 ha, đến vụ HT 2014 có 14 DN ký hợp đồng liên kết trên 63 CĐL trên 5.700 ha với 12.000 nông hộ tham gia. Nhiều nông dân cho biết sản xuất trong CĐL an tâm không phải lo khâu tiêu thụ nhờ có sự tham gia bao tiêu của DN và đạt lợi nhuận cao so với sản xuất nhỏ lẻ trước đây.

Nghề làm muối nơi đây đã có từ lâu đời, tập trung chủ yếu tại hai xã Lý Nhơn và Thạnh An. Hiện tại, toàn huyện có 730 hộ sản xuất muối, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 2.800 lao động. Trong năm 2014, toàn huyện đưa vào sản xuất gần 1.700 ha ruộng muối, trong đó có hơn 900 ha ứng dụng phương pháp trải bạt, tăng 519 ha so với năm 2013.