Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cơ Hội Thoát Nghèo Ở Vùng Rốn Lũ

Cơ Hội Thoát Nghèo Ở Vùng Rốn Lũ
Publish date: Monday. December 15th, 2014

Dự án “Cải tạo điều kiện sống và sức khỏe cho nạn nhân bão Hải Yến tại xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi” (Dự án) do Trung tâm nghiên cứu Hỗ trợ gia đình và Phát triển cộng đồng (CFSCD) vừa chính thức triển khai thực hiện.

Với giải pháp hỗ trợ trâu giống, Dự án đã thực sự mang lại niềm vui cho phụ nữ nghèo vùng rốn lũ, giúp các gia đình này có thêm cơ hội vượt qua mất mát do thiên tai gây ra, sớm ổn định cuộc sống.

Sáng 29.11, 20 con trâu giống, mỗi con trị giá 14 triệu đồng đã được doanh nghiệp chuyên cung ứng giống vật nuôi chở về sân vận động xã Hành Tín Đông theo hợp đồng mua  của Ban Giám đốc Dự án. 20 hội viên phụ nữ thuộc diện hộ nghèo đã có mặt từ rất sớm chờ đợi món quà “đầu cơ nghiệp” của Dự án trao tặng.

Chị Huỳnh Thị Nữ, thôn Nhơn Lộc 2, xã Hành Tín Đông bày tỏ: “Cả đêm qua tôi không ngủ được. Trời lại mưa to, chỉ lo bão về, xe không chở trâu về được. Sáng nay dậy thật sớm, lội bộ ra xã, thấy trâu đã về đây rồi!”.

Vợ chồng chị Nữ đều xuất thân từ gia đình nghèo kiệt và thuộc diện “nông dân không ruộng đất”. Chăm chỉ làm lụng nhưng làm thuê thì cũng chỉ đủ rau cháo qua ngày, chẳng dư giả gì. “Hôm phụ nữ xã triển khai, tôi được xét chọn để nhận trâu giống của dự án, mừng rơi nước mắt. Có con trâu, tôi có cơ hội thoát nghèo rồi” – chị Nữ nói.

Chị La Thị Kim Thư, thôn Đồng Giữa, xã Hành Tín Đông cũng là phụ nữ nghèo được xét chọn nhận trâu hỗ trợ của Dự án. Thế nhưng, chính chồng chị lại là người vui mừng hơn cả chị khi nhận món quà hỗ trợ này. Vợ chồng lấy nhau cả chục năm nay, vào Nam rồi lên Tây Nguyên làm thuê vất vả mà không đủ sống. Nay con cái đến tuổi đi học, anh chị bàn nhau về quê để các con ổn định chỗ ở và học hành.

Về quê lại tiếp tục chuỗi ngày làm thuê kiếm sống. Ước ao có con trâu, con bò nuôi làm vốn mà mãi không thực hiện được. Khi vợ được Dự án xét tặng trâu giống, anh hì hục gánh đất đắp nền, đốn tre làm chuồng. Sáng hôm ấy, hai vợ chồng chị Thư đội mưa đi nhận trâu. Khi vừa được trao tay con trâu giống, chồng chị Thư dắt trâu ra đồng chăn thả trong niềm háo hức...

Trong sáng diễn ra lễ trao tặng trâu giống, Phó Chủ tịch UBND xã Hành Tín Đông Trịnh Bê đã có cuộc trò chuyện ngắn với các chị phụ nữ nghèo được nhận hỗ trợ. Ông Trịnh Bê dặn dò các chị cách chăm sóc, phát huy “món quà quý”, nhưng ông cũng đưa ra điều kiện và yêu cầu phải cam kết trước khi nhận trâu.

“Xã mình còn nhiều hộ nghèo. Khi nhận con trâu này về nuôi, khoảng 4 - 5 năm nữa trâu sinh sản ra nghé, sẽ bàn giao trâu mẹ cho phụ nữ xã để điều tiết hỗ trợ hộ nghèo khác. Cứ thế xoay vòng, nhiều phụ nữ nghèo của xã ta sẽ có cơ hội xóa hết nghèo trong 10 – 15 năm nữa” – ông Trịnh Bê giải thích.

Tất cả 20 phụ nữ nghèo có mặt hôm ấy đều đồng tình với cách làm này của chính quyền. Chị Lương Thị Luận, thôn Nguyên Hòa xác định: “Trâu này cho để mình xóa nghèo. Hết nghèo mình phải có trách nhiệm chia sẻ cho người nghèo khác, để nhiều người cùng được hưởng lợi”.

Bà Lê Thị Thủy – Giám đốc Dự án cho biết: “Đây là dự án hỗ trợ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế thông qua Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh. Mục tiêu là hỗ trợ sau thiên tai, đồng thời góp phần cải thiện điều kiện sống của những gia đình phụ nữ nghèo là nạn nhân của bão lũ bị mất mát nhà cửa, vật nuôi.

Sở dĩ dự án chọn con trâu để hỗ trợ vì trâu có khả năng thích ứng với môi trường sống cao, tạo ra sức kéo, đồng thời có giá trị kinh tế, giúp người nghèo có cơ hội tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống...”.

Trước khi triển khai trao tặng trâu giống cho 20 hội viên phụ nữ nghèo vùng rốn lũ Hành Tín Đông, bà Lê Thị Thủy đã về địa phương, đến từng gia đình nghèo thuộc diện xét hỗ trợ trâu giống chia sẻ kinh nghiệm xóa nghèo, động viên họ cố gắng nắm bắt cơ hội vươn lên...

Tất cả những phụ nữ nghèo được hỗ trợ trâu giống đều được tập huấn kỹ thuật để chủ động chăm sóc khi nhận trâu về. Trâu giống trước khi trao đến tay người dân đã được tiêm phòng bệnh và được nhà cung ứng bảo hành 12 tháng. Quá trình nuôi, người dân được hỗ trợ về thú y tận chuồng. Dự án không chỉ đem trâu đến trao vào tay dân nghèo mà còn đồng hành cùng với họ chăm sóc để trâu sinh trưởng phát triển an toàn, hiệu quả.

Địa hình xã Hành Tín Đông đồi núi, sông suối đan xen phức tạp. Nhiều khu dân cư nằm trong vùng trũng thấp thường xuyên bị ngập lụt hoặc vùng có nguy cơ sạt lở cao. Xã hiện có gần 1.200 hộ, với trên 4.500 nhân khẩu. Cuộc sống của người dân ở đây dựa vào nguồn thu nhập chính từ trồng trọt, chăn nuôi.

Năm 2013, thiệt hại do bão lũ gây ra cho nhân dân Hành Tín Đông hàng chục tỷ đồng. Bão lũ cuốn trôi nhiều  ngôi nhà, hàng trăm con trâu bò. Đến nay nhiều hộ chưa thể phục hồi kinh tế mặc dù bão lũ đã đi qua hơn một  năm.

Nguồn bài viết: http://baoquangngai.vn/channel/2025/201412/co-hoi-thoat-ngheo-o-vung-ron-lu-2357631/


Related news

Trồng Quýt Hồng Trúng Mùa, Lãi Khoảng 200 Triệu Đồng/ha Trồng Quýt Hồng Trúng Mùa, Lãi Khoảng 200 Triệu Đồng/ha

Hiện tại, giá quýt Hồng dao động khoảng 20.000 đồng đến 25.000 đồng/kg, với mức giá này nhà vườn trồng quýt hồng ở Lai Vung, Đồng Tháp đã có lãi. Dự đoán nhu cầu quýt chưng tết năm nay sẽ tiếp tục tăng cao nên giá quýt sẽ tiếp tục xu hướng tăng, mang lại lợi nhuận cao hơn cho người trồng.

Friday. January 16th, 2015
Sản Lượng Táo Đài Loan Tăng Gấp Đôi So Với Năm Trước Sản Lượng Táo Đài Loan Tăng Gấp Đôi So Với Năm Trước

Diện tích táo tập trung tại các xã: Biển Động, Phì Điền, Giáp Sơn, Thanh Hải. Sản lượng ước đạt hơn 800 tấn, tăng gấp đôi so với năm ngoái. Có được kết quả này là do nông dân áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, thời tiết thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển, cho năng suất cao.

Friday. January 16th, 2015
Hậu Giang Kỳ Vọng Dưa Hấu Tết Hậu Giang Kỳ Vọng Dưa Hấu Tết

Hiện nay, nông dân trồng dưa hấu phục vụ Tết Nguyên đán trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang ra sức chăm sóc những rẫy dưa với hy vọng có được vụ mùa bội thu. Tuy nhiên, theo nhận định của bà con, thời tiết năm nay không mấy thuận lợi nên có không ít diện tích dưa đã bị bệnh, chi phí đầu tư tăng cao.

Friday. January 16th, 2015
Xã Thành Sơn (Khánh Hòa) Chuẩn Bị Vụ Chuối Tết Xã Thành Sơn (Khánh Hòa) Chuẩn Bị Vụ Chuối Tết

Vì thế, cứ vào khoảng tháng 11 âm lịch hàng năm, bà con nông dân trong xã tập trung chăm sóc cho vụ chuối Tết. Chị Cao Thị Văn (thôn A Pa 1) cho biết: “Nhà tôi có gần 1ha chuối mốc. Hiện tôi chỉ chặt những buồng xấu hoặc quá già để bán, còn những buồng đẹp tôi để dành đến Tết âm lịch bán cho được giá cao hơn. Mỗi năm, gia đình tôi cũng thu được khoản tiền kha khá nhờ bán chuối Tết”.

Friday. January 16th, 2015
Khoảng 1.000 Trái Bưởi Tạo Hình Phục Vụ Tết Khoảng 1.000 Trái Bưởi Tạo Hình Phục Vụ Tết

Hiện nay các thương lái ở TP.HCM đã đặt hàng bao tiêu toàn bộ sản phẩm, với giá bưởi hồ lô thỏi vàng đồng tiền loại I (trọng lượng trên 1,4 kg/trái) là 1,2 triệu đồng/ trái, loại II là 800.000đ/trái, bưởi hồ lô Tài - Lộc loại I là 800.000đ/ trái, loại II là 600.000đ/trái và bưởi hồ lô Phúc - Lộc - Thọ, có giá loại I là 800.000đ/trái, loại II là 500.000đ/trái.

Friday. January 16th, 2015