Hội thảo hướng dẫn quy trình trồng cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP
Chi cục Bảo vệ Thực vật tổ chức hội thảo phân tích đánh giá mối nguy cơ ô nhiễm và quy trình trồng mới cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP cho các hộ tham gia dự án "Hỗ trợ sản xuất phát triển vùng cây ăn quả có múi xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên" và các hộ trồng cây có múi trên địa bàn huyện.
Mục đích của hội thảo nhằm đánh giá bước đầu việc triển khai dự án cũng như tiếp thu các ý kiến của các hộ tham gia dự án nhằm đưa ra các giải pháp để triển khai các giai đoạn tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra còn cung cấp các thông tin, các giải pháp để hạn chế ô nhiễm trong quá trình trồng, chăm sóc cây có múi như chọn giống, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, xử lý các sâu bệnh trên cây có múi và các kỹ thuật trồng, chăm sóc... theo tiêu chuẩn VietGAP.
Related news

Theo Sở NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực nhờ ngư dân đã chủ động bám biển đánh bắt, khai thác thủy sản; các mô hình cộng đồng tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản triển khai có hiệu quả…

Với phương pháp sử dụng thuốc Bắc làm thức ăn trong chăn nuôi lợn, anh Đỗ Văn Chuyên (42 tuổi) ở thôn Trai Trang, thị trấn Yên Mỹ (Hưng Yên) đang từng bước xây dựng thương hiệu thịt lợn sạch, có uy tín, cho thu nhập mỗi năm lên đến trăm triệu đồng.

Với diện tích chỉ 5.000 m2, nhưng anh Nguyễn Thanh Hải ở làng hoa Thái Phiên (Lâm Đồng) thu về hơn một tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng hoa cúc kim cương.

Một giải pháp khác để nông sản Việt có thể vượt qua khó khăn, theo các chuyên gia, chính là nền nông nghiệp trong nước hãy tận dụng tối đa các cơ hội do TPP đưa lại.

Bà Từ Thị Tuyết Nhung– Trưởng Ban điều phối hệ thống đảm bảo có sự tham gia sản xuất hữu cơ – Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam cho biết, để sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) cần đáp ứng 4 điều kiện chính: