Hội Cựu Chiến Binh Huyện Nga Sơn Đẩy Mạnh Phong Trào Thi Đua Làm Kinh Tế Giỏi

Những năm qua, phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng được các cấp hội cựu chiến binh (CCB) huyện Nga Sơn phát động sâu rộng và thu hút đông đảo cán bộ, hội viên hưởng ứng tham gia.
Cùng với việc phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tổ chức cho hội viên tham quan các mô hình kinh tế, các cấp hội CCB huyện Nga Sơn tạo điều kiện cho CCB vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.
Với nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội đạt gần 60 tỷ đồng đã cho hàng nghìn lượt hội viên vay đầu tư phát triển kinh tế.
Nhiều hội viên đã phát huy ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vượt khó vươn lên đầu tư sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hiện nay, toàn huyện có 48 trang trại, 259 gia trại tổng hợp, 28 doanh nghiệp do CCB làm chủ. Tiêu biểu là các CCB Mai Văn Khu ở xã Nga Trung; Mai Bá Long, xã Nga Hải; Nguyễn Duy Tuyên, xã Nga Thủy; Mai Văn Cửu, xã Nga Yên...
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n133060/Hoi-Cuu-chien-binh-huyen-Nga-Son-day-manh-phong-trao-thi-dua-lam-kinh-te-gioi
Related news

Gần 90% nông dân trồng khoai phải đi mua dây khoai lang giống, còn lại tự sản xuất hoặc trao đổi với nhau. Điều này đã làm cho nhiều giống khoai bị thoái hóa, năng suất và chất lượng đạt thấp.

13 hộ trong THT nuôi cá lóc ở ấp Mái Dầm, xã Phú Thành, huyện Trà Ôn hết sức phấn khởi vì sản phẩm của họ đã được bao tiêu thu mua ổn định. Trung bình mỗi ngày, THT giao cho siêu thị Metro tại TP Cần Thơ khoảng 200 kg, tuy không nhiều so với sản lượng cả tổ đã nuôi được, nhưng nhờ giá cả ổn định ở mức khá, và có hợp đồng lâu dài nên bà con yên tâm sản xuất.

Mùa bắt tôm hùm giống đã vào chính vụ từ hơn 2 tháng nay, nhưng lượng tôm giống bắt được ít hơn so với mọi năm. Việc khan hiếm tôm hùm giống không chỉ là nỗi buồn của những ngư dân làm nghề săn tôm hùm giống, mà còn gây không ít khó khăn cho những người nuôi loài đặc sản này…

Với giá bán hiện nay, được khoảng 24 triệu đồng. Nếu trừ chi phí: giống, tiền cày, tiền công thu hoạch, máy bung bắp... hết 13 triệu đồng thì số còn lại xem như đủ tiền công của hai vợ chồng làm gần 4 tháng. Điều may cho anh Ngọc là đất của anh được miễn 100% thủy lợi phí nên chưa tới phải lỗ trong vụ bắp này.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), hai cây trồng chủ lực của huyện là bưởi và xoài đang phát triển nhanh về diện tích.