Trao Giấy Chứng Nhận VietGAP Cho HTX Rau An Toàn Rỗng Tượng

Trạm Bảo vệ thực vật huyện Gò Dầu cùng với lãnh đạo xã Thanh Phước vừa tổ chức lễ trao giấy chứng nhận VietGAP cho Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Rỗng Tượng.
HTX rau an toàn Rỗng Tượng có 8 xã viên, với diện tích đất trồng rau là 3,4 ha. Các xã viên ở đây đã thực hiện mô hình VietGAP trên rau qua vụ Hè Thu năm 2013, vụ mùa năm 2013 và vụ Đông Xuân 2013-2014, với các loại cây trồng: khổ qua, dưa leo, ớt...
Căn cứ yêu cầu của Tiêu chuẩn TCVN7457- 2004ISO/IEC GIUDE 65:1998 và kết quả đánh giá của chuyên gia Công ty TNHH Công nghệ NHONHO chứng nhận sản phẩm rau của HTX rau an toàn Rỗng Tượng phù hợp Quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau quả tươi an toàn.
Trong thời gian 2 năm kể từ ngày ký, HTX rau an toàn Rỗng Tượng được phép sử dụng giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn do Công ty TNHH Công nghệ NHONHO cấp.
Việc HTX rau an toàn Rỗng Tượng được cấp giấy chứng nhận VietGAP bước đầu tạo điều kiện cho các xã viên nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm rau tươi của HTX.
Related news

Người trồng bưởi Năm Roi ở xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh (Vĩnh Long) đang tỏ ra phấn khởi khi mùa bưởi năm nay, trúng mùa, tốt giá...

Hiện toàn tỉnh Bình Thuận có 8.514 hộ sản xuất thanh long được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, với tổng diện tích 7.211 ha, đạt 103% kế hoạch (7.000 ha).

Được khẳng định là mô hình tương đối bền vững, nâng cao kinh tế, ổn định môi trường, mỗi năm, tỉnh giao chỉ tiêu hàng ngàn héc-ta lúa - tôm cho các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Thế nhưng, thực tiễn sản xuất đã qua, diện tích lúa - tôm cứ giảm dần sau mỗi năm. Nguyên nhân không gì khác là bài toán thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất lúa - tôm đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Theo nhận định của Sở Tài nguyên - Môi trường, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình đang gây ra vấn nạn về ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, đặc biệt là khu vực vùng nông thôn.

Làm nghề thả lưới đánh bắt cá trong lòng hồ tự nhiên xã Ia Băng (huyện Đak Đoa - Gia Lai) đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên anh Rơ Châm Nhol (làng O Ngó) thấy người ta thả hàng vạn con cá giống đã được thả trở lại xuống lòng hồ này. “Mình thả lưới ở hồ này đã lâu, thường vào mỗi buổi chiều thả lưới đánh bắt cá làm thực phẩm trong bữa ăn của gia đình