Hoàn Thiện Quy Trình Gieo Thẳng Lúa Theo Hàng
Ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Chủ nhiệm đề tài cho biết kết quả của đề tài cho thấy mỗi hécta canh tác áp dụng tiến bộ kỹ thuật gieo thẳng lúa theo hàng (không gieo mạ và cấy) bằng công cụ cải tiến trong 1 vụ làm lợi cho nông dân tới 5 triệu đồng so với phương pháp gieo mạ và cấy truyền thống. Tức là, với diện tích đã triển khai trong khuôn khổ đề tài xấp xỉ 13.000ha gồm các chân đất khác nhau như vùng đồi gò, vùng đồng bằng của nông thôn Hà Nội, nông dân đã được lợi 65 tỷ đồng/năm từ phương pháp canh tác này.
Kết quả của đề tài không những tạo điều kiện cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ hơn trong sản xuất lúa, mà còn tạo động lực cho việc dồn đổi ruộng đất vào 1 thửa, từ đó ứng dụng tiến bộ kỹ thuật san phẳng ruộng bằng hệ thống định vị tự động (kỹ thuật lazer), là tiền đề cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa từ khâu gieo cấy cho đến khâu thu hoạch.
Trong quá trình triển khai đề tài, với phương châm vừa nghiên cứu, vừa hoàn thiện, nhóm nghiên cứu đề tài đã tiến hành điều tra hiện trạng việc gieo thẳng lúa bằng công cụ; nghiên cứu phương pháp ngâm ủ giống để xác định độ dài mầm và rễ phù hợp trước khi đem gieo xuống đồng ruộng bằng công cụ kéo tay.
Qua xây dựng các mô hình trình diễn lúa gieo thẳng bằng dụng cụ kéo tay, nhóm nghiên cứu đề tài cũng xác định mật độ gieo phù hợp nhất với điều kiện thâm canh lúa ở ngoại thành Hà Nội, từ đó cải tiến dụng cụ sạ hàng, giảm lượng giống gieo từ 50-70kg/ha xuống còn 25-30kg/ha. Sau đó, nhóm nghiên cứu đưa ra một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc, áp dụng cho lúa gieo thẳng theo hàng bằng giàn kéo tay như: tưới nước, bón phân, sử dụng thuốc trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật.
Related news
Thời điểm này, na Lục Nam (Bắc Giang) đang thu hoạch rộ. Tuy thời tiết không thuận lợi như một số năm trước song nhờ chú trọng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, năm nay na lại được mùa.
Theo thống kê, tổng đàn gà công nghiệp của cả nước khoảng 14,4 triệu con, được chăn nuôi tập trung tại 5.000 trang trại. Hiện, người nuôi đang lỗ 10.000 đồng/con gà. Như vậy, trong 11 tháng qua, người nuôi gà cả nước thiệt hại trên 1.300 tỉ đồng.
Đầu năm 2010, ông Lê Dũng ở phường 8, ông Nguyễn Việt Hùng ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau “thử sức” nuôi heo rừng. Động cơ khiến 2 ông thử sức nuôi heo rừng rất đơn giản: heo rừng là “của hiếm”, giá trị kinh tế cao. Và trong quá trình nuôi, 2 ông trải qua không ít chuyện cười đau cả bụng và chảy cả nước mắt.
Trước đây, gia đình anh Nguyễn Xuân Cảnh (thôn 7, thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) chủ yếu nuôi heo, bò song việc chăn nuôi khá vất vả, công sức bỏ ra nhiều mà thu nhập lại không đáng kể.
Suốt 11 tháng qua, các doanh nghiệp và người chăn nuôi gà công nghiệp trong nước đều đang bán dưới giá thành. Ước tính với số lỗ khoảng 10 nghìn đồng/con gà như hiện nay, trong 11 tháng qua, ngành chăn nuôi đã lỗ gần 1.376 tỷ đồng.